Thực hiện dân chủ trong công tác quản lý xuất nhập cảnh nhằm mục đích gì?
Theo Điều 3 Thông tư 19/2020/TT-BCA (có hiệu lực từ ngày 01/7/2020) quy định mục đích thực hiện dân chủ trong công tác quản lý xuất nhập cảnh nhằm:
- Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu hoặc liên quan đến việc giải quyết thủ tục xuất nhập cảnh; tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia giám sát việc thực hiện dân chủ trong công tác quản lý xuất nhập cảnh.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, chiến sỹ thực hiện công tác quản lý xuất nhập cảnh của Công an nhân dân có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội và tăng cường hợp tác quốc tế trong tình hình mới.
- Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và chống các hành vi tiêu cực, quan liêu, sách nhiễu, phiền hà trong công tác quản lý xuất nhập cảnh.
Ban biên tập thông tin đến bạn.
Thư Viện Pháp Luật
- Mẫu Giấy cam kết không có tranh chấp đất đai mới nhất năm 2023 được quy định như thế nào?
- Phạm nhân trong cơ sở giam giữ có thể ăn nhiều hơn định lượng trung bình hay không?
- Khi ra vào cổng cơ sở giam giữ, phạm nhân phải thực hiện các hoạt động gì?
- Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cần thực hiện các hoạt động gì để đảm bảo chất lượng giáo dục?
- Tại trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, việc quản lý, sử dụng tài sản, tài chính được quy định như thế nào?