Biện pháp bắt người phạm tội quả tang và bắt người đang bị truy nã khác nhau như thế nào?
Theo Bộ luật tố tụng hình sự 2015, 2 biện pháp bắt người phạm tội quả tang và bắt người đang bị truy nã có những điểm khác biệt và giống nhau thông qua các tiêu chí sau:
Tiêu chí |
Bắt người phạm tội quả tang |
Bắt người đang bị truy nã |
Căn cứ pháp lý |
Điều 111 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 |
Điều 112 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 |
Chủ thể |
Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc người sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt |
Người đang bị truy nã theo Quyết định truy nã của Thủ trưởng Cơ quan điều tra |
Người có thẩm quyền |
– Bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. – Người bắt cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt. |
|
Trình tự, thủ tục bắt |
Không quy định trình tự, thủ tục bắt. Vì tính chất tội phạm đặc biệt, cần bắt ngay để ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật khác có thể xảy ra, gây nguy hại cho người dân. |
|
Việc cần làm sau khi giữ người, bắt người |
- Sau khi giữ người trong trường hợp bắt người phạm tội quả tang, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải lấy lời khai ngay và trong thời hạn 12 giờ phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt. |
- Sau khi lấy lời khai người bị bắt theo quyết định truy nã thì Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo ngay cho Cơ quan đã ra quyết định truy nã đến nhận người bị bắt. Sau khi nhận người bị bắt, cơ quan đã ra quyết định truy nã phải ra ngay quyết định đình nã. - Trường hợp người bị bắt có nhiều quyết định truy nã thì Cơ quan điều tra nhận người bị bắt chuyển giao người bị bắt cho cơ quan đã ra quyết định truy nã nơi gần nhất. |
Lưu ý |
- Được bắt người vào ban đêm. Trường hợp Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an phát hiện bắt giữ, tiếp nhận người phạm tội quả tang thì thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu, đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt giữ người, lấy lời khai ban đầu, bảo vệ hiện trường theo quy định của pháp luật; giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. |
|
Thông báo |
Sau khi giữ người, bắt người, người ra lệnh giữ người, lệnh hoặc quyết định bắt người phải thông báo ngay cho: – Gia đình người bị giữ, bị bắt, – Chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú – Hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận người bị giữ, bị bắt, Cơ quan điều tra nhận người bị giữ, bị bắt phải thông báo cho: – Gia đình người bị giữ, bị bắt, – Chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú – Hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập. Trường hợp người bị giữ, người bị bắt là công dân nước ngoài thì phải thông báo cho cơ quan ngoại giao của Việt Nam để thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao của nước có công dân bị giữ, bị bắt. Nếu việc thông báo cản trở truy bắt đối tượng khác hoặc cản trở điều tra thì sau khi cản trở đó không còn, người ra lệnh giữ người, lệnh hoặc quyết định bắt người, Cơ quan điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt phải thông báo ngay. |
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?