Ai được quyền bắt người phạm tội quả tang?
Thẩm quyền bắt người phạm tội quả tang được quy định tại Khoản 1 Điều 111 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Theo đó:
Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Pháp luật hiện hành cũng đồng thời quy định khi bắt người phạm tội quả tang thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt. Trường hợp Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an phát hiện bắt giữ, tiếp nhận người phạm tội quả tang thì thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu, đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt giữ người, lấy lời khai ban đầu, bảo vệ hiện trường theo quy định của pháp luật; giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Với quy định trên thì về mặt thủ tục, khi bắt không cần phải có lệnh, quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Sau khi bắt, người tiến hành bắt giải ngay người bị bắt đến cơ quan công an, viện kiểm sát nhân dân hoặc UBND nơi gần nhất. Các cơ quan này phải tiếp nhận, lập biên bản giữ người bị bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan điều tra có thẩm quyền. Cơ quan điều tra khi tiếp nhận người bị bắt phải lập biên bản bàn giao theo mẫu quy định đồng thời phải lấy ngay lời khai của người bị bắt và trong thời hạn 24 giờ kể từ khi tiếp nhận người bị bắt phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt
Riêng đối với người bị bắt do bị truy nã thì sau khi lấy lời khai, cơ quan điều tra nhạn người bị bắt phải thông báo cho cơ quan đã ra quyết định truy nã để đến nhận người bị bắt và ra quyết định đình nã. Trường hợp cơ quan ra quyết định truy nã không thể đến nhận ngay người bị bắt thì sau khi lấy lời khai, cơ quan điều tra tiếp nhận người bắt phải ra quyết định tạm giữ và thông báo cho cơ quan đã ra quyết định truy nã biết. Cơ quan ra quyết định truy nã có thẩm quyền bắt để tạm giam phải ra ngay lệnh tạm giam, gửi lệnh đến cơ quan điều tra – cơ quan điều tra khi nhận được lệnh tạm giam có trách nhiệm giải ngay người đó đến trại tạm giam nơi gần nhất.
Như vậy, theo quy định pháp luật hiện hành, bất cứ chủ thể nào cũng có quyền bắt người phạm tội quả tang bởi tại thời điểm bị bắt, hành vi phạm tội của người bị bắt được bộ lộ một cách rõ ràng, không nhất thiết phải qua điều tra, thu thập chứng cứ và xin lệnh bắt giữ. Việc bắt người lúc này nhằm ngăn chặn kịp thời những hành vi phạm tội cũng như hành vi trốn tránh pháp luật, gây khó khăn trong việc giải quyết vụ án của người phạm tội, đảm bảo cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án được thuận lợi.. Do đó, chủ thể thực hiện việc bắt người có thể là cơ quan chức năng cũng đồng thời có thể là công dân bình thường.
Trên đây là nội dung tư vấn về thẩm quyền bắt người phạm tội quả tang. Để hiểu chi tiết vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?