Chơi game có quy đổi từ tiền ảo thành tiền thật có vi phạm pháp luật không?
Chơi game có quy đổi từ tiền ảo thành tiền thật có vi phạm pháp luật không?
Theo quy định tại Điều 37 Nghị định 72/2013/NĐ-CP thì quyền và nghĩa vụ người chơi game được quy định như sau:
Điều 37. Quyền và nghĩa vụ của người chơi
Người chơi có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Được chơi các trò chơi điện tử trừ các trò chơi điện tử bị cấm theo quy định của pháp Luật;
2. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng Internet quy định tại Điều 10 Nghị định này;
3. Lựa chọn trò chơi điện tử phù hợp với độ tuổi của mình;
4. Không được lợi dụng trò chơi điện tử để thực hiện hành vi vi phạm pháp Luật;
5. Thực hiện việc đăng ký thông tin cá nhân theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông;
6. Chấp hành quy định về quản lý giờ chơi, quy định về thời gian hoạt động của điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng;
7. Được doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử bảo đảm quyền lợi theo quy tắc của trò chơi điện tử và quy tắc giải quyết khiếu nại, tranh chấp được công bố trên trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp.
Ở đây Khoản 4 Điều này có quy định về không được lợi dụng trò chơi điện tử để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Nếu trò chơi điện tử có sự quy đổi từ tiền ảo thành tiền mặt để chơi trực tiếp bằng tiền mặt thì đó chính là hành vi vi phạm pháp luật, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà có thể bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự về tội tổ chức đánh bạc.
Chơi game có quy đổi từ tiền ảo thành tiền thật có vi phạm pháp luật không? (Hình từ Internet)
Tại Điều 7 Thông tư 24/2014/TT-BTTTT thì quy định về vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng ảo như sau:
Điều 7. Quy định về vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng
1. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử chỉ được khởi tạo các vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng trong trò chơi điện tử theo đúng nội dung, kịch bản mà doanh nghiệp đã báo cáo trong hồ sơ được cấp quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản trò chơi điện tử và trong báo cáo định kỳ của doanh nghiệp.
2. Người chơi được dùng điểm thưởng hoặc đơn vị ảo có trong tài khoản trò chơi điện tử của mình để đổi lấy vật phẩm ảo do doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử khởi tạo.
3. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử có nghĩa vụ quản lý vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng trong trò chơi điện tử theo đúng quy tắc trò chơi đã công bố và phù hợp với nội dung, kịch bản trò chơi đã được phê duyệt.
4. Vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng chỉ được sử dụng trong phạm vi trò chơi điện tử và theo đúng mục đích mà doanh nghiệp đã báo cáo. Vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng không phải là tài sản, không có giá trị quy đổi ngược lại thành tiền, thẻ thanh toán, phiếu thưởng hoặc các hiện vật có giá trị giao dịch bên ngoài trò chơi điện tử.
5. Không mua, bán vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng giữa những người chơi với nhau.
Tức là ở đây nếu bạn chơi game quy đổi tiền ảo, vật ảo thì không sao tuy nhiên nếu bạn nhận và quy đổi ra tiền thật, vật thật thì bạn đã có hành vi trái pháp luật và sẽ bị xử lý theo quy định tùy thuộc vào mức độ chơi và đổi thưởng của bạn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?