Giáo viên có cần thi khi thăng hạng không?
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 2 Nghị định 29/2012/NĐ-CP thì thăng hạng chức danh nghề nghiệp được quy định như sau:
“Thăng hạng chức danh nghề nghiệp” là việc viên chức được bổ nhiệm giữ chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn trong cùng một ngành, lĩnh vực.
Cũng tại Khoản 1 Điều 29 Nghị định trên thì việc thay đổi chức danh nghề nghiệp của viên chức được quy định như sau:
a) Khi chuyển từ chức danh nghề nghiệp này sang chức danh nghề nghiệp khác cùng hạng phải thực hiện thông qua việc xét chuyển chức danh nghề nghiệp;
b) Khi thăng hạng từ hạng thấp lên hạng cao hơn liền kề trong cùng ngành, lĩnh vực phải thực hiện thông qua việc thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Đồng thời tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư 12/2012/TT-BVN thì tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp cũng được quy định như sau:
Căn cứ vào đặc điểm của hoạt động nghề nghiệp và điều kiện cụ thể của đơn vị, ngành, lĩnh vực hoạt động sự nghiệp, các cơ quan, đơn vị được phân công, phân cấp tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp quyết định hình thức thi hoặc hình thức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức theo thẩm quyền quy định tại Điều 30 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP.
Do đó, sẽ có 02 hình thức để giáo viên thăng hạng đó là thi và xét, việc lựa chọn hình thức nào phải căn cứ vào nhiều yếu tố. Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề giáo viên khi thăng hạng có cần phải thi không.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?
- Phải thực hiện gia hạn lưu hành thuốc cổ truyền trước khi giấy đăng ký lưu hành hết hiệu lực từ năm 2025?
- Tổng hợp Nghị định có hiệu lực thi hành từ tháng 2/2025?
- Hạn chót nộp tờ khai thuế GTGT tháng 1/2025 là ngày mấy?
- Tất niên tết Nguyên đán 2025 là ngày bao nhiêu?