Quy định về phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam
Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 99/2019/NĐ-CP quy định về phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam như sau:
1. Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam được thành lập và hoạt động theo quy định tại khoản 15 Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học và quy định hiện hành của Chính phủ về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và thực hiện một số quy định cụ thể sau đây:
a) Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có giám đốc, phó giám đốc phân hiệu và các đơn vị phục vụ phù hợp với yêu cầu hoạt động của phân hiệu;tổ chức và hoạt động của phân hiệu được quy định cụ thể trong quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học;
b) Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn do cơ sở giáo dục đại học quy định.
2. Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài tại Việt Nam được thành lập và hoạt động theo quy định tại khoản 15 Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học và thực hiện một số quy định cụ thể sau đây:
a) Cơ sở giáo dục đại học nước ngoài thành lập phân hiệu tại Việt Nam phải là cơ sở giáo dục đại học đang hoạt động hợp pháp, bảo đảm chất lượng theo quy định của nước sở tại;
b) Có vốn đầu tư ít nhất là 500 tỷ đồng Việt Nam (không bao gồm các chi phí sử dụng đất); đến thời điểm thẩm định cho phép thành lập phân hiệu, giá trị đầu tư thực hiện được trên 250 tỷ đồng;
c) Đáp ứng các điều kiện khác về thành lập, hoạt động và thực hiện thủ tục, thẩm quyền theo quy định của pháp luật Việt Nam về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục như đối với cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
d) Chương trình đào tạo tại phân hiệu là chương trình có giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục còn hiệu lực hoặc được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật nơi cơ sở giáo dục đại học nước ngoài đang hoạt động và chương trình giáo dục thường xuyên được cơ sở giáo dục đại học nước ngoài tổ chức thực hiện tại phân hiệu theo khoản 3 Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học;
đ) Việc giải thể, đình chỉ hoạt động giáo dục của phân hiệu cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện theo quy định hiện hành về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục như đối với cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đại học
Căn cứ Điều 12 Nghị định trên quy định về tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đại học như sau:
1. Điều kiện thành lập, cho phép hoạt động,đình chỉ hoạt động, giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đại học của Việt Nam được thực hiện theo quy định của Chính phủ về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
2. Trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đại học bao gồm:
a) Xây dựng cơ cấu tổ chức, bộ máy; bồi dưỡng, sử dụng, quản lý kiểm định viên; ban hành các văn bản nội bộ để tổ chức, triển khai các hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Tổ chức các hoạt động đánh giá và công nhận cơ sở giáo dục đại học và chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục theo yêu cầu của cơ sở giáo dục hoặc tổ chức có thẩm quyền, cấp và thu hồi giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục.
Việc đánh giá và công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đối với chương trình đào tạo và cơ sở giáo dục đại học thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
c) Công khai giấy phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục, quy chế tổ chức và hoạt động của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, danh sách hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục, danh sách kiểm định viên, kết quả hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trên trang thông tin điện tử của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục;
d) Tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, quy trình kiểm định chất lượng giáo dục; các nguyên tắc hoạt động, điều kiện và tiêu chuẩn của tổ chức, cá nhân hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục; về giám sát, đánh giá tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục;
đ) Gửi báo cáo cho Bộ Giáo dục và Đào tạo trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục để công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo; cung cấp hồ sơ, tài liệu kiểm định chất lượng giáo dục theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền;
e) Hằng năm, trước ngày 31 tháng 12, gửi báo cáo đánh giá kết quả thực hiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trong năm, kế hoạch triển khai cho năm tiếp theo và các đề xuất, kiến nghị (nếu có) về Bộ Giáo dục và Đào tạo;
g) Thực hiện trách nhiệm, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
3. Điều kiện và thủ tục để tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được công nhận hoạt động tại Việt Nam được thực hiện theo quy định của Chính phủ về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Xác định chi phí định giá tài sản trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính từ 01/07/2025?
- Tổng hợp Nghị định hướng dẫn Luật Thanh tra mới nhất?
- Phụ cấp xét xử đối với Hội thẩm là 900 nghìn đồng/người/ngày từ ngày 01/7/2025?