Được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành vốn điều lệ, vốn cổ phần của khách hàng vay trong các trường hợp nào?

Liên quan đến hoạt động quản lý tài sản của công ty quản lý tài sản. Ban biên tập cho tôi hỏi: Việc chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành vốn điều lệ, vốn cổ phần của khách hàng vay chỉ được thực hiện trong trường hợp nào?

Tại Khoản 10 Điều 1 Thông tư 32/2019/TT-NHNN, có quy định:

Việc chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành vốn điều lệ, vốn cổ phần của khách hàng vay chỉ được thực hiện trong trường hợp:

- Khách hàng vay là doanh nghiệp trong nước hoạt động ngoài lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán, kiều hối, kinh doanh ngoại hối, vàng, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng, dịch vụ trung gian thanh toán, thông tin tín dụng;

- Công ty Quản lý tài sản có sự thống nhất của tổ chức tín dụng bán nợ bằng văn bản về việc chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành vốn điều lệ, vốn cổ phần của khách hàng vay trước khi thực hiện.

- Tổ chức tín dụng bán khoản nợ xấu đó là ngân hàng thương mại đáp ứng các yêu cầu sau đây:

+ Được góp vốn, mua cổ phần theo Giấy phép thành lập và hoạt động;

+ Đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 130 Luật các tổ chức tín dụng, tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần theo quy định tại Điều 129 Luật các tổ chức tín dụng, có giá trị thực của vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định (khi tính toán các tỷ lệ, giá trị thực của vốn điều lệ nêu trên, phải bao gồm cả giá trị khoản vốn góp, vốn cổ phần được chuyển từ khoản nợ xấu mua bằng trái phiếu đặc biệt) tại thời điểm có văn bản theo quy định tại điểm b khoản này;

+ Đạt kết quả hoạt động kinh doanh có lãi theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập của năm liền kề trước năm có văn bản theo quy định tại điểm b khoản này;

+ Không bị xử phạt vi phạm hành chính về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, góp vốn, mua cổ phần trong 12 tháng liền kề trước tháng có văn bản theo quy định tại điểm b khoản này;

+ Có cơ cấu tổ chức, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc) theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

Trái phiếu
Hỏi đáp mới nhất về Trái phiếu
Hỏi đáp Pháp luật
Kỳ báo cáo của đại diện người sở hữu trái phiếu là khi nào theo Thông tư 76/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược mua trái phiếu được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trái phiếu do tổ chức tín dụng phát hành không được rút trước hạn từ ngày 20/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mua lại trái phiếu trước hạn có phải công bố thông tin không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trái phiếu xanh được huy động vốn để sử dụng cho dự án đầu tư nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu công bố thông tin về chào bán trái phiếu riêng lẻ tại thị trường trong nước năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tín dụng xanh là gì? Cơ quan nào phát hành trái phiếu xanh?
Hỏi đáp Pháp luật
Trái phiếu kèm chứng quyền là gì? Đối tượng nào được mua?
Hỏi đáp Pháp luật
Trái phiếu không kèm chứng quyền là gì? Đối tượng nào được mua?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp được kéo dài kỳ hạn của trái phiếu tối đa bao nhiêu năm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Trái phiếu
Thư Viện Pháp Luật
293 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Trái phiếu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Trái phiếu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào