Quy định về quyền của thư viện
Theo quy định tại Điều 38 Luật Thư viện 2019 (có hiệu lực từ 01/7/2020) thì quyền của thư viện sau đây:
1. Xác định nội dung và bình thức hoạt động phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của thư viện.
2. Trao đổi tài nguyên thông tin, tham gia hệ thống thông tin thư viện trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.
3. Từ chối yêu cầu sử dụng tài nguyên thông tin trái với quy định của pháp luật, quy chế, nội quy thư viện.
4. Thu phí, giá từ việc cung cấp dịch vụ thư viện theo quy định của pháp luật.
5. Nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, thiết lập cơ sở hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa thư viện.
6. Vận động và tiếp nhận tài trợ, viện trợ, tặng cho, đóng góp cho thư viện theo quy định của pháp luật
7. Mở rộng phục vụ đối tượng người sử dụng thư viện phù hợp với quy định của pháp luật và quy chế thư viện.
8. Hợp tác quốc tế về thư viện.
9. Xác định hình thức và giá trị bồi thường thiệt hại do người sử dụng thư viện gây ra theo quy trình của pháp luật và nội quy thư viện.
10. Thư viện Quốc gia Việt Nam, thư viện chuyên ngành của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và thư viện cấp tỉnh được lưu giữ tài nguyên thông tin có nội dung thông tin nếu sử dụng rộng rãi có thể ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân để phục vụ hoạt động nghiên cứu.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?