Quy định về mô hình liên thông nghiệp vụ giữa các cơ quan trong kiến trúc Chính phủ điện tử ngành tài nguyên môi trường

Ban biên tập cho tôi hỏi: Mô hình liên thông nghiệp vụ giữa các cơ quan trong kiến trúc Chính phủ điện tử ngành Tài nguyên và Môi trường được quy định như thế nào? Xin cảm ơn!

Căn cứ Tiết 2 Mục II Chương II Quyết định 3196/QĐ-BTNMT năm 2019 quy định mô hình liên thông nghiệp vụ giữa các cơ quan trong kiến trúc Chính phủ điện tử ngành Tài nguyên và Môi trường như sau:

 

Hình 3: Mối quan hệ công tác, liên thông nghiệp vụ tổng quát của Bộ TN&MT

Bộ TN&MT là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; viễn thám; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.

Bộ TN&MT phối hợp với các bộ, ngành và địa phương trong thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến lĩnh vực TN&MT.

Theo ngành dọc, ở địa phương có các Sở TN&MT, là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực TN&MT; thực hiện các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở. Sở TN&MT chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp về tổ chức, biên chế và công tác của UBND cấp tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ TN&MT.

Bộ TN&MT tiếp nhận thông tin góp ý,  kiến nghị của người dân, tổ chức/doanh nghiệp và xử lý, phản hồi theo quy định của pháp.

Quy trình liên thông nghiệp vụ hiện tại có thể mô tả sơ bộ như sau:

Hình 4: Mô hình quy trình nghiệp vụ hiện tại

Việc ứng dụng CNTT vào hỗ trợ quá trình xử lý nghiệp vụ đã có những bước tiến rõ rệt. Tuy nhiên vẫn còn một số giới hạn sau:

- Đa phần ứng dụng còn riêng lẻ từng nghiệp vụ và tính kết nối còn hạn chế. Những nghiệp vụ nội bộ của các cơ quan chưa thực sự kết nối liên thông, trao đổi chính còn qua đường văn bản;

- Việc kết nối giữa ứng dụng chuyên ngành và ứng dụng hành chính, quản lý còn chưa được đồng bộ.

Trong quá trình nghiên cứu xây dựng kiến trúc, quy trình nghiệp vụ được hướng tới sự thống nhất, chuẩn hóa đồng bộ và kết nối như sau:

Tái cấu trúc hóa nghiệp vụ và ứng dụng công nghệ thông tin

Hình 5: Mô hình quy trình nghiệp vụ được tin học hóa

Đặc điểm của việc tái cấu trúc hóa quy trình nghiệp vụ trong tương lai:

- Việc quản lý quy trình, xử lý công việc được tiến hành một cách đồng bộ trên một nền tảng chung, các quy trình nội bộ của các cơ quan, đơn vị được đặt trong bối cảnh của quy trình chung và được điều phối bởi quy trình quản lý chung này;

- Quy trình liên thông giữa các cơ quan, đơn vị trong Bộ sẽ được thực hiện trên nền tảng chung về quản lý quy trình. Điều này sẽ làm đơn giản quá trình liên thông giữa các cơ quan. Việc chuyển quy trình giữa các đơn vị tương tự và đơn giản như quá trình luân chuyển công việc trong nội bộ của một đơn vị;

- Để thực hiện được việc thống nhất chung này thì ứng dụng CNTT phải được đồng bộ đối với tất cả các đơn vị thuộc Bộ;

- Tăng tối đa quá trình tự động hóa xử lý công việc bởi sử dụng các ứng dụng CNTT để xử lý công việc tự động;

- Sử dụng các CSDL dùng chung, CSDL tập trung của Bộ để phục vụ mục đích đơn giản hóa TTHC, giấy tờ từ đó giảm các tác vụ kiểm tra, xử lý thông tin, thay vào đó kết nối, khai thác dữ liệu từ CSDL để đánh giá phân tích hỗ trợ ra quyết định.

Trên tinh thần này, việc phân tích và tin học hóa quy trình nghiệp vụ tương lai đối với TTHC, nghiệp vụ hành chính, nghiệp vụ chuyên ngành sẽ được phân tích và đề xuất các chức năng, yêu cầu của các HTTT, dịch vụ hỗ trợ và thông tin được trao đổi.

Chúng tôi phản hồi thông tin đến bạn.

Trân trọng!

Tài nguyên môi trường
Hỏi đáp mới nhất về Tài nguyên môi trường
Hỏi đáp Pháp luật
Phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050?
Hỏi đáp Pháp luật
Tắt đèn từ 20h30 ngày 25/3/2023 để hưởng ứng Chiến dịch Giờ trái đất? Chiến dịch Giờ trái đất năm 2023 có chủ đề là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Nhiệt độ cầu ướt (Wet bulb globe temperature - WBGT) là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Vị trí và chức năng của Bộ Tài nguyên và Môi trường?
Hỏi đáp pháp luật
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong quản lý về tài nguyên nước?
Hỏi đáp pháp luật
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong quản lý về môi trường?
Hỏi đáp pháp luật
Việc xử lý, thẩm định hồ sơ hành chính trực tuyến của Bộ tài nguyên môi trường
Hỏi đáp pháp luật
Thực hiện trả kết quả dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài nguyên môi trường
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được cung cấp dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài nguyên môi trường
Hỏi đáp pháp luật
Quyền của tổ chức, cá nhân được cung cấp dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài nguyên môi trường
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tài nguyên môi trường
Thư Viện Pháp Luật
805 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tài nguyên môi trường

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tài nguyên môi trường

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào