Tỉ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương mạch được xác định là bao nhiêu %?
Tỉ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương mạch được xác định tại Bảng 1 Thông tư 22/2019/TT-BYT tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, cụ thể như sau:
STT |
Tổn Thương |
Tỷ Lệ |
II. |
Tổn thương mạch |
|
1. |
Phình động, tĩnh mạch chủ ngực, chủ bụng, hoặc thông động - tĩnh mạch chủ |
|
1.1. |
Chưa phẫu thuật |
31 -35 |
1.2. |
Có biến chứng và có chỉ định phẫu thuật |
|
1.2.1. |
Kết quả tốt |
51-55 |
1.2.2. |
Kết quả hạn chế (có biến chứng một cơ quan) |
61-63 |
1.2.3. |
Có nhiều nguy cơ đe dọa tính mạng, có chỉ định mổ lại |
81 |
|
* Ghi chú: Nếu tổn thương ở các mục 1.2.2; 1.2.3 gây tổn thương tạng phải xử lý hoặc liệt hai chi thì cộng với tỷ lệ % TTCT tương ứng theo phương pháp cộng tại Thông tư. |
|
2. |
Vết thương mạch máu lớn (động mạch cảnh, động mạch dưới đòn, động mạch cánh tay, động mạch chậu, động mạch đùi...) |
|
2.1. |
Ở các chi, đã xử lý |
|
2.1.1. |
Kết quả tốt không có biểu hiện tắc mạch |
7 - 10 |
2.1.2. |
Kết quả tương đối tốt có thiểu dưỡng nhẹ các cơ do động mạch chi phối một đến hai chi |
11-15 |
2.1.3. |
Kết quả tương đối tốt có thiểu dưỡng nhẹ các cơ do động mạch chi phối từ ba chi trở lên |
21-25 |
2.1.4. |
Kết quả hạn chế có biểu hiện teo cơ một đến hai chi |
21-25 |
2.1.5. |
Kết quả hạn chế có biểu hiện teo cơ từ ba chi trở lên |
31 -35 |
2.1.6. |
Kết quả xấu phải xử trí cắt cụt chi: Tính tỷ lệ % TTCT theo phần chi cắt cụt tương ứng |
|
2.2. |
Vết thương động mạch cảnh, động mạch dưới đòn, động mạch chậu, động mạch thân tạng |
|
2.2.1. |
Chưa có rối loạn về huyết động |
21-25 |
2.2.2. |
Có rối loạn về huyết động còn bù trừ |
41-45 |
2.2.3. |
Có rối loạn nặng về huyết động gây biến chứng ở các cơ quan mà động mạch chi phối: Tính tỷ lệ % TTCT theo các di chứng |
|
3. |
Vết thương các mạch máu cỡ trung bình (động mạch ở cẳng tay, bàn tay, cẳng chân, bàn chân) đã khâu nối |
|
3.1. |
Kết quả tốt không có biểu hiện thiếu máu nuôi dưỡng bên dưới |
4-6 |
3.2. |
Rối loạn huyết động gây thiểu dưỡng chi mức độ nhẹ |
11-15 |
3.3. |
Rối loạn huyết động gây thiểu dưỡng chi mức độ trung bình |
16-20 |
3.4. |
Rối loạn huyết động gây thiểu dưỡng chi mức độ nặng |
21 -25 |
4. |
Hội chứng Wolkmann (co rút gân gấp dài các ngón tay do thiếu máu sau sang chấn, kèm theo có các dấu hiệu đau, phù nề, mất mạch quay): Tính tỷ lệ % TTCT của các ngón bị tổn thương theo quy định tại Chương tổn thương cơ thể do tổn thương hệ cơ - xương - khớp. |
|
57 |
Tổn thương tĩnh mạch (là hậu quả của vết thương, chấn thương) |
|
5.1. |
Tổn thương tĩnh mạch sau phẫu thuật phục hồi tốt (không bị giãn tĩnh mạch): Tính bằng 50% tỷ lệ % TTCT của tổn thương động mạch tương ứng ở Mục II.2 |
|
5.2. |
Giãn tĩnh mạch |
|
5.2.1. |
Giãn tĩnh mạch |
11-15 |
5.2.2. |
Phù và rối loạn dinh dưỡng, loét |
21 -25 |
5.2.3. |
Biến chứng viêm tắc gây loét |
31-35 |
6. |
Ghép mạch cỡ trung bình lấy tĩnh mạch làm động mạch (đã bao gồm các tổn thương phẫu thuật lấy tĩnh mạch) |
|
6.1. |
Kết quả tốt |
11-15 |
6.2. |
Kết quả không tốt: Tùy theo ảnh hưởng đến dinh dưỡng tính tỷ lệ % TTCT theo mục tổn thương động mạch tương ứng. |
|
7. |
Vết thương động mạch, tĩnh mạch chủ đã xử lý hiện ổn định |
51-55 |
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?