Có chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng được thực hiện những công việc nào?
Căn cứ Khoản 11 Điều 1 Nghị định 100/2018/NĐ-CP quy định cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng được chủ trì thực hiện các công việc về quản lý chi phí đầu tư xây dựng gồm:
- Xác định, thẩm tra tổng mức đầu tư xây dựng; phân tích rủi ro và đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án.
- Xác định chỉ tiêu suất vốn đầu tư, định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng.
- Đo bóc khối lượng.
- Xác định, thẩm tra dự toán xây dựng.
- Xác định giá gói thầu, giá hợp đồng trong hoạt động xây dựng.
- Kiểm soát chi phí xây dựng công trình.
- Lập, thẩm tra hồ sơ thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng, quy đổi vốn đầu tư công trình xây dựng sau khi hoàn thành được nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng.
=> Như vậy, với việc bạn đã được cấp chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng thì sẽ được làm chủ trì kiểm toán chi phí xây dựng công trình. Tuy nhiên, bạn lưu ý tùy vào hạng của chứng chỉ hành nghề mà phạm vi hoạt động sẽ có những giới hạn nhất định. Cụ thể phạm vi hoạt động như sau:
- Hạng I: Được chủ trì thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng không phân biệt loại, nhóm dự án và loại, cấp công trình xây dựng.
- Hạng II: Được chủ trì thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng các loại dự án từ nhóm B trở xuống và các loại công trình từ cấp I trở xuống.
- Hạng III: Được chủ trì thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng các loại dự án nhóm C, dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng và các loại công trình từ cấp II trở xuống.
Trên đây là nội dung hỗ trợ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?