Giới hạn của việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người bị dẫn độ trong lĩnh vực tương trợ tư pháp Việt - Lào
Giới hạn của việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người bị dẫn độ trong lĩnh vực tương trợ tư pháp Việt - Lào được quy định tại Điều 72 Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự và hình sự giữa Việt Nam và Lào ban hành kèm theo Quyết định 58QĐ/1999/CTN, cụ thể như sau:
1. Nếu không được sự đồng ý của Nước ký kết được yêu cầu thì người bị dẫn độ sẽ không chịu trách nhiệm hình sự hoặc bị thi hành hình phạt trong vụ án khác ngoài hành vi phạm pháp mà Nước ký kết yêu cầu đã yêu cầu dẫn độ.
2. Người bị dẫn độ đó sẽ không bị dẫn độ cho nước thứ ba, nếu không được sự đồng ý của Nước ký kết được yêu cầu.
3. Quyền bảo hộ của người bị dẫn độ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này sẽ không còn giá trị và không cần thiết nhận được sự đồng ý của Nước ký kết được yêu cầu trong các trường hợp sau:
a/ Người bị dẫn độ không phải là công dân của Nước ký kết yêu cầu nhưng nhưng không chịu rời khỏi lãnh thổ của Nước ký kết yêu cầu trong thời hạn một tháng, kể từ ngày kết thúc tố tụng hình sự hoặc kết thúc việc thi hành án. Qui định về thời hạn nói trên không tính thời gian đương sự không thể rời khỏi lãnh thổ của Nước ký kết yêu cầu vì lí do khách quan;
b/ Sau khi rời khỏi lãnh thổ của Nước ký kết yêu cầu, người bị dẫn độ tự ý trở lại Nước ký kết yêu cầu nói trên.
Trên đây là nội dung quy định về vấn đề bạn thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai là Tổng Tư lệnh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ?
- Từ 25/01/2025, chỉ được dùng hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong trường hợp nào?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2021-2030) nêu phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp: “Tăng cường hợp tác quốc tế về quốc phòng, an ninh, thực hiện tốt nhiệm vụ tham gia gì?
- Bộ đề thi IOE cấp trường lớp 8 có đáp án cho học sinh tham khảo?
- Truyền thống của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam?