Ai có thẩm quyền xử phạt hành chính khi không đi khám sức khỏe NVQS?
Theo Khoản 1 Điều 6 Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định:
- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong giấy gọi kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện kiểm tra hoặc khám sức khỏe theo kế hoạch của Hội đồng nghĩa vụ quân sự
Tại Điều 37 Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND cấp xã, cấp huyện như sau:
*Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 5.000.000 đồng;
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Mục 6 Chương II của Nghị định này.
*Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;
- Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 37.500.000 đồng;
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Mục 1, 2, 3, 5, 6 Chương II của Nghị định này.
*Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;
- Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Mục 1, 2, 3, 5, 6 Chương II của Nghị định này.
Lưu ý: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt các vi phạm hành chính quy định tại các Mục 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8 Chương II của Nghị định này trong phạm vi địa bàn mình quản lý.
Mặt khác, theo Điểm b Khoản 4 Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì: Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt.
Như vậy, ngoài việc xử phạt thì hành vi không chấp hành lệnh khám còn bị buộc phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, mà UBND cấp xã không có đủ thẩm quyền để áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, nên phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt (UBND cấp huyện).
=> Thẩm quyền xử phạt hành vi trên thuộc Chủ tịch UBND cấp huyện.
Ban biên tập phản hồi đến bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?