Hồ sơ đăng ký thường trú
Điều 31 Luật cư trú hiện hành quy định về lưu trú như sau:
“Lưu trú là việc công dân ở lại trong một thời gian nhất định tại địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn ngoài nơi cư trú của mình và không thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú.”
Theo đó, việc quản lý lưu trú được thực hiện bằng cách thông báo với công an xã, phường, thị trấn khi có người lưu trú từ mười bốn tuổi trở lên đến lưu trú.
Ở đây, chúng tôi có thể hiểu việc thủ thủ nhập học cho cháu bạn có sự nhầm lẫn hoặc dùng từ (lưu trú) chưa chính xác. Bởi vì hồ sơ nhập học vào lớp 6 theo quy định Bộ Giáo dục và Đào tạo bao gồm:
+ Đơn xin dự tuyển vào THCS (theo mẫu);
+ Bản chính học bạ tiểu học có xác nhận đã hoàn thành chương trình tiểu học. Trường hợp HS bị mất học bạ thì Giám đốc Sở GD&ĐT sẽ xem xét, giải quyết từng trường hợp cụ thể;
+ Bản sao giấy khai sinh hợp lệ;
+ Bản phôtô sổ hộ khẩu (không cần công chứng) và kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc giấy hẹn đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu của công an quận, huyện, thị xã hoặc giấy xác nhận cư trú tại địa bàn của công an cấp phường, xã, thị trấn;
+ Quyết định cho phép học vượt lớp, được vào tiểu học ở độ tuổi cao hơn độ tuổi quy định (nếu có).
Theo đó, cháu của bạn cần phải có bản phô sổ hộ khẩu hoặc giấy hẹn hoàn thành thủ tục nhập khẩu, hoặc xấy xác nhận cư trú tại địa bàn.
Tại Điều 1 Luật Cư trú hiện hành quy định:
“Cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn dưới hình thức thường trú hoặc tạm trú.” Giấy xác nhận cư trú có thể là đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú.
Về việc đăng ký tạm trú:
Theo quy định tại Điều 16 Thông tư số 35/2014/TT-BCA ngày 09 tháng 09 năm 2014 quy định hồ sơ đăng ký thường trú như sau:
“Điều 16. Thủ tục đăng ký tạm trú
1. Hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm:
a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu (đối với các trường hợpphải khai bản khai nhân khẩu);
b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 31/2014/NĐ-CP (trừ trường hợp được chủ hộ có sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú đồng ý cho đăng ký tạm trú thì không cần xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp). Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình và ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ, tên; trường hợp người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đã có ý kiến bằng văn bản đồng ý cho đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình thì không phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
Xuất trình chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó thường trú.
2. Người tạm trú được chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ tạm trú hoặc đồng ý cho đăng ký tạm trú tại nơi thường trú của chủ hộ thì việc đồng ý phải được ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ tên và ngày, tháng, năm.
3. Người đăng ký tạm trú nộp hồ sơ đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn”
Nếu bạn muốn đăng ký thường trú cho cháu thì hồ sơ thủ tục như sau:
Căn cứ theo Điều 19 Luật cư trú hiện hành thì điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh như sau:
“Công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì được đăng ký thường trú tại tỉnh đó. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.”
Bạn tiến hành nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh theo quy định tại Điều 9 Thông tư 35/2014/TT-BCA như sau:
“1. Công an quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền đăng ký thường trú tại quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Công an xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh có thẩm quyền đăng ký thường trú tại các xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh. Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền đăng ký thường trú tại thị xã, thành phố thuộc tỉnh.”
Hồ sơ đăng ký thường trú theo quy định tại Điều 6 Thông tư 35/2014/TT-BCA như sau:
“1. Hồ sơ đăng ký thường trú, bao gồm:
a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
b) Bản khai nhân khẩu (đối với trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu);
c) Giấy chuyển hộ khẩu (đối với các trường hợp phải cấp giấy chuyển hộ khẩu quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Cư trú);
d) Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp quy định tại Điều 6 Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú (sau đây viết gọn là Nghị định số 31/2014/NĐ-CP). Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho đăng ký thường trú vào chỗ ở của mình và ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ, tên; trường hợp người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đã có ý kiến bằng văn bản đồng ý cho đăng ký thường trú vào chỗ ở của mình thì không phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. Đối với chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ tại thành phố trực thuộc Trung ương phải có xác nhận của Ủy bannhân dân cấp xã về điều kiện diện tích bình quân bảo đảm theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương.
…
2. Hồ sơ đăng ký thường trú đối với một số trường hợp cụ thể
Ngoài các giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ đăng ký thường trú hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, các trường hợp dưới đây phải có thêm giấy tờ sau:
a) Trẻ em đăng ký thường trú theo quy định tại Điều 13 Luật Cư trú, khi đăng ký thường trú phải có giấy khai sinh;
b) Người chưa thành niên nếu không đăng ký thường trú cùng cha, mẹ hoặc cha hoặc mẹ mà đăng ký thường trú cùng với người khác thì phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc cha hoặc mẹ, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;
…
i) Cá nhân được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình khi đăng ký thường trú phải có ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chữ ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
…”
Theo đó, hồ sơ đăng ký thường trú của bạn bao gồm:
-Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (phải có ý kiến đồng ý của chủ hộ khẩu, chữ ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu).
-Bản khai nhân khẩu (đối với trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu
-Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu hoặc văn bản đồng ý cho đăng ký thường trú vào chỗ ở của người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ.
-Văn bản của cha, mẹ hoặc cha hoặc mẹ, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc đồng ý cho con chưa thành niên đăng ký thường trú không cùng cha mẹ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?