Tái phạm khi dùng công cụ kích điện để đánh bắt cá có truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Tại Khoản 7 Điều 7 Luật Thủy sản 2017 có quy định:
"Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thủy sản
7. Sử dụng chất, hóa chất cấm, chất độc, chất nổ, xung điện, dòng điện, phương pháp, phương tiện, ngư cụ khai thác có tính hủy diệt, tận diệt để khai thác nguồn lợi thủy sản."
Như vậy, pháp luật hiện hành nghiêm cấm thực hiện hành vi dùng xung điện, dòng điện để khai thác nguồn lợi thủy sản.
Trường hợp cá nhân có hành vi dùng xung điện, dòng điện để khai thác nguồn lợi thủy sản đều bị coi là hành vi trái pháp luật và sẽ bị xử phạt theo quy định.
Theo đó, căn cứ Điều 28 Nghị định 42/2019/NĐ-CP có nội dung quy định như sau:
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản, đối với trường hợp không sử dụng tàu cá.
...
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu công cụ kích điện, máy phát điện và ngư cụ đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1,2, 3 và 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
=> Như vậy, với hành vi sử dụng công cụ kích điện để đánh bắt cá sẽ bị xử phạt từ 3 triệu đến 5 triệu và bị tịch thu công cụ kích điện, đồng thời tước giấy phép khai thác (nếu có).
Tuy nhiên, nếu gây thiệt hại lớn cho nguồn lợi thủy sản thì có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự khi trước đó đã phạt hành chính về hành vi này và vẫn tiếp tục tái phạm theo quy định tại Điều 242 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bởi Khoản 62 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, cụ thể như sau:
1. Người nào vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc một trong các trường hợp sau đây, gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Sử dụng chất độc, chất nổ, hóa chất, dòng điện hoặc phương tiện, ngư cụ bị cấm để khai thác thủy sản hoặc làm hủy hoại nguồn lợi thủy sản;
...
=> Như vậy, nếu đã bị phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng công cụ kích điện để đánh bắt cá mà tiếp tục vi phạm gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 100 triệu trở lên thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định trên.
Còn nếu bạn tái phạm mà gây thiệt hại cho nguồn thủy sản dưới 100 triệu thì vẫn tiếp tục bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 28 Nghị định 42/2019/NĐ-CP.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?