Thủ tục xin phép nhập khẩu sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng để sửa chữa cho thương nhân nước ngoài
Thủ tục xin phép nhập khẩu sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng để sửa chữa cho thương nhân nước ngoài được quy định tại Khoản 3 Điều 6 Quyết định 31/2019/QĐ-TTg, cụ thể như sau::
- Thương nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị theo quy định tại khoản 1 Điều này trực tiếp hoặc qua bưu điện về Bộ Thông tin và Truyền thông (địa chỉ: số 18 đường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội) hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước;
Trong đó, hồ sơ bao gồm:
+ Văn bản cam kết và đề nghị cho phép thực hiện hoạt động gia công sửa chữa hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu cho thương nhân nước ngoài của thương nhân theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này: 01 bản chính;
+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: 01 bản sao có chứng thực;
+ Hồ sơ năng lực của thương nhân bao gồm: Cơ sở, nhà máy sản xuất; hệ thống dây chuyền, thiết bị, thực hiện hoạt động gia công sửa chữa phù hợp với từng loại sản phẩm; nhân lực đáp ứng quy mô sản xuất; năng lực tài chính: 01 bản chính. (Đối với các thương nhân đã được cấp phép, nếu Hợp đồng gia công mới hoặc điều chỉnh, bổ sung không làm thay đổi quy mô, công suất, chủng loại, tính chất sản phẩm của dự án thì không phải nộp tài liệu này);
+ Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Giấy xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án thực hiện hoạt động gia công sửa chữa theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền căn cứ theo quy mô, công suất, tính chất sản phẩm của dự án: 01 bản sao có chứng thực. (Đối với các thương nhân đã được cấp phép, nếu Hợp đồng gia công mới hoặc điều chỉnh, bổ sung không làm thay đổi quy mô, công suất, chủng loại, tính chất sản phẩm của dự án thì không phải nộp tài liệu này);
+ Hợp đồng thực hiện hoạt động gia công sửa chữa với thương nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật: 01 bản chính hoặc bản sao công chứng.
- Trong trường hợp thương nhân cung cấp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định, trong thời hạn 01 ngày làm việc, Bộ Thông tin và Truyền thông có thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ;
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét, quyết định cho phép thực hiện hoạt động gia công sửa chữa hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu cho thương nhân nước ngoài. Trong trường hợp không cho phép, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Trường hợp cần thiết, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản lấy ý kiến các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan; trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông, các bộ, cơ quan ngang bộ có văn bản trả lời. Thời gian lấy ý kiến không tính vào thời hạn xử lý hồ sơ đề nghị cấp phép.
Trên đây là nội dung quy định về vấn đề bạn thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Luật Khiếu nại mới nhất 2025 và các văn bản hướng dẫn thi hành?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Mức tiền thưởng huy hiệu 65 năm tuổi Đảng năm 2025 là bao nhiêu?
- Trộm cắp điện là gì? Hành vi trộm cắp điện bị xử phạt bao nhiêu tiền?