Ai có thẩm quyền miễn nhiệm hội thẩm nhân dân?
- Căn cứ Khoản 1 Điều 86 Luật tổ chức tòa án nhân dân 2014 quy định thủ tục bầu, cử, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm như sau:
+ Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương đề xuất nhu cầu về số lượng, cơ cấu thành phần Hội thẩm đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp lựa chọn và giới thiệu người đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 85 của Luật này để Hội đồng nhân dân có thẩm quyền theo luật định bầu Hội thẩm nhân dân;
+ Chánh án Tòa án nhân dân sau khi thống nhất với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp. đề nghị Hội đồng nhân dân miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm nhân dân.
- Điều kiện miễn nhiệm hội thẩm nhân dân: Lý do sức khỏe hoặc lý do chính đáng khác.
=> Như vậy, theo quy định thì lý do sức khỏe là căn cứ để miễn nhiệm hội thẩm nhân dân, tuy nhiên Chánh án tòa án chỉ phối hợp với Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam cùng cấp đề nghị Hội đồng nhân dân miễn nhiệm. Do đó, thẩm quyền miễn nhiệm hội thẩm nhân dân thuộc hội đồng nhân dân.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật
- Khen thưởng đảng viên dưới hình thức không theo định kỳ được thực hiện trong trường hợp nào?
- Hướng dẫn khai phiếu đảng viên các mục ở phần tiêu đề? Hướng dẫn khai phiếu đảng viên các mục ở phần nội dung?
- Để hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, việc lập hồ sơ công nhận liệt sĩ của người hy sinh không thuộc quân đội, công an quản lý thực hiện ra sao?
- Đảng viên dự bị có thể bị kỷ luật đảng bằng các hình thức nào? Các nguyên tắc xử lý kỷ luật Đảng?
- Căn cứ cấp giấy chứng nhận hy sinh để hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng với người hy sinh trong quá trình chiến đấu bảo vệ an ninh quốc gia là gì?