Nguyên tắc tổ chức thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của nhân viên đường sắt làm việc ở trên các đoàn tàu
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư 21/2015/TT-BGTVT thì nguyên tắc tổ chức thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của nhân viên đường sắt làm việc ở trên các đoàn tàu như sau:
- Thời giờ nghỉ ngơi sau một hành trình chạy tàu để chuyển sang hành trình chạy tàu tiếp theo ít nhất là 12 giờ. Trường hợp do yêu cầu của biểu đồ chạy tàu, thời giờ nghỉ giữa hai hành trình chạy tàu có thể ngắn hơn nhưng tối thiểu cũng phải bằng thời giờ làm việc của ban trước liền kề;
- Thời giờ nghỉ ngơi giữa hai hành trình chạy tàu nếu phải thực hiện ở trên tàu hoặc khi nhận việc phải chờ đợi, phải di chuyển đến địa điểm khác, những thời giờ đó không coi là thời giờ làm việc;
- Ở những khu đoạn ngắn (hành trình chạy tàu từ 8 giờ trở xuống) và những đoàn tàu thực hiện thay phiên (nghỉ giữa hai hành trình chạy tàu) ở trên tàu thì người sử dụng lao động có thể áp dụng chế độ làm việc theo ban như quy định tại khoản 2 Điều 4 của Thông tư này;
- Trong mọi trường hợp tàu bị trở ngại, sự cố thì các chức danh làm việc trên đoàn tàu phải có trách nhiệm đưa đoàn tàu về nơi quy định và chỉ khi bàn giao xong đoàn tàu mới thực hiện xuống ban nghỉ ngơi. Số giờ làm thêm trong trường hợp này không tính vào tổng số giờ làm thêm trong năm, nhưng phải được trả lương và thực hiện các chế độ khác liên quan đến làm thêm giờ theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Trên đây là quy định về nguyên tắc tổ chức thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của nhân viên đường sắt làm việc ở trên các đoàn tàu.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm bán pháo hoa Bộ Quốc phòng (pháo hoa Z121) tại TP Đà Nẵng?
- Bộ Đề thi GDCD lớp 7 cuối học kì 1 có đáp án năm 2024-2025?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Long An?
- Link Bình chọn WeChoice Awards 2024 https wechoice vn? Hạn WeChoice Awards 2024 Vote đến ngày mấy?
- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là gì?