Bị thôi việc do tinh giản biên chế có được hưởng BHXH một lần không?
Căn cứ Khoản 3 Điều 10 Nghị định 108/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 10. Chính sách thôi việc
…
3. Các đối tượng thôi việc quy định tại Khoản 1, 2 Điều này được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và cấp sổ bảo hiểm xã hội hoặc nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; không được hưởng chính sách thôi việc theo quy định tại Nghị định 46/2010/NĐ-CP quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức và Nghị định số 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
Như vậy, dẫn chiếu đến trường hợp của bạn, bạn bị thôi việc do tinh giản biên chế và được nhận khoản hỗ trợ 1,5 tháng lương cho mỗi năm làm việc thì bạn vẫn được hưởng BHXH một lần nếu bạn có yêu cầu và đáp ứng được điều kiện hưởng BHXH một lần quy định tại Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP.
Về mức hưởng BHXH một lần:
Căn cứ Khoản 2 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:
...
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn đóng BHXH từ năm 2015 đến cuối năm 2018.
Do đó, mức hưởng BHXH một lần của bạn = 3 x 2 x mức bình quân tiền lương = 6 x mức bình quân tiền lương.
Mặt khác, mức bình quân tiền lương được xác định dựa trên quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:
1. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này quy định tại khoản 1 Điều 62 của Luật bảo hiểm xã hội và khoản 1 Điều 9 Nghị định 115/2015/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:
d) Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015:
Mbqtl = Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm (120 tháng) cuối trước khi nghỉ việc/120 tháng.
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên mức lương cơ sở tại thời điểm tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Như vậy, mức bình quân tiền lương của bạn = Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH (từ 2015 đến 2018) / số tháng đóng BHXH.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?