Mua điện thoại là tài sản trộm cắp thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ Khoản 1 Điều 323 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có cụ thể như sau:
1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
....
Căn cứ quy định trên thì phải hiểu như sau:
- Chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có được hiểu là hành vi tuy không hứa hẹn trước nhưng đã chứa chấp tài sản (cất giữ, che giấu, bảo quản tài sản, cho để nhờ, cho thuê địa điểm cất giữ, bảo quản tài sản) mà mình biết rõ do người khác phạm tội (như cướp, trộm cắp, lừa đảo…) mà có.
- Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có được hiểu là hành vi tuy không hứa hẹn trước nhưng đã tiêu thụ tài sản (mua, bán, thuê, cho thuê, trao đổi, cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký gửi, cho tặng, nhận tài sản hoặc giúp cho việc thực hiện các hành vi đó) mà mình biết rõ là do người khác phạm tội mà có.
Trong trường hợp này, Công an phải chứng minh được dấu hiệu bạn tuy không hứa hẹn trước mà chứa chấp hoặc tiêu thụ số tiền biết rõ là do người bạn của mình phạm tội mà có thì bạn mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh này. Nếu không chứng minh được thì bạn không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam phê duyệt đề án kết nối, xác thực và chuẩn hóa cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm?
- Pháp nhân vi phạm hành chính có được ủy quyền cho nhân viên của mình ký biên bản vi phạm hành chính không?
- Để hành nghề luật sư tại Việt Nam thì cần đáp ứng những tiêu chuẩn, điều kiện gì?
- Toàn bộ 12 Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính được UBTV Quốc hội thông qua 14/11/2024?
- Công vụ là gì? Hoạt động công vụ của cán bộ công chức là gì? Chủ thể thực thi công vụ là ai?