Người giám hộ tự ý chấm dứt giám hộ được không?
- Căn cứ Khoản 1 Điều 62 Bộ luật dân sự 2015 quy định chấm dứt giám hộ trong các trường hợp sau:
+ Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
+ Người được giám hộ chết.
+ Cha, mẹ của người được giám hộ là người chưa thành niên đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
+ Người được giám hộ được nhận làm con nuôi.
- Theo Điều 60 quy định trên thì Người giám hộ được thay đổi trong trường hợp sau đây:
+ Người giám hộ không còn đủ các điều kiện quy định tại Điều 49, Điều 50 của Bộ luật này.
+ Người giám hộ là cá nhân chết hoặc bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, mất năng lực hành vi dân sự, mất tích; pháp nhân làm giám hộ chấm dứt tồn tại.
+ Người giám hộ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giám hộ.
+ Người giám hộ đề nghị được thay đổi và có người khác nhận làm giám hộ.
=> Như vậy, nếu người giám hộ (bạn) và người giám hộ vẫn không có sự thay đổi nào khác thì bạn không được tự ý chấm dứt giám hộ. Tuy nhiên, bạn có thể đề nghị thay đổi người giám hộ, thì khi đó bạn sẽ được chấm dứt giám hộ, lưu ý là phải có người khác nhận làm giám hộ. Bản chất khi thay đổi người giám hộ thì cũng là chấm dứt nhưng thủ tục thì khác nhau, nên phải thực hiện theo trình tự chứ không đăng ký chấm dứt ngay được.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có tư cách pháp nhân không? Có được cung cấp dịch vụ về công nghệ thông tin cho tổ chức ngoài ngành?
- Chủ tịch nước có quyền gì trong lĩnh vực tư pháp?
- Chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài như thế nào?
- Xét tuyển sớm là gì? Dự kiến không xét tuyển sớm quá 20% chỉ tiêu từng ngành 2025?
- Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới ngoài khu vực đông dân cư là bao nhiêu?