Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể đối với doanh nghiệp xã hội
Điều 8 Nghị định 96/2015/NĐ-CP quy định chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể đối với doanh nghiệp xã hội như sau:
1. Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập đối với doanh nghiệp xã hội được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Doanh nghiệp xã hội được chia hoặc tách thành các doanh nghiệp xã hội.
b) Các doanh nghiệp, doanh nghiệp xã hội hợp nhất thành doanh nghiệp xã hội.
c) Sáp nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp xã hội vào doanh nghiệp xã hội.
2. Hồ sơ, trình tự, thủ tục chia, tách, hợp nhất, sáp nhập đối với doanh nghiệp xã hội thực hiện theo quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp.
3. Trường hợp giải thể doanh nghiệp xã hội, số dư tài sản hoặc tài chính còn lại đối với nguồn tài sản, tài chính mà doanh nghiệp xã hội đã nhận phải được trả lại cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã viện trợ, tài trợ hoặc chuyển cho các doanh nghiệp xã hội khác, tổ chức khác có mục tiêu xã hội tương tự.
Hồ sơ, trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp xã hội được thực hiện theo quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp về giải thể doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp xã hội còn số dư tài sản hoặc tài chính đối với nguồn viện trợ, tài trợ đã nhận, thì hồ sơ giải thể phải có Thỏa thuận với cá nhân, tổ chức liên quan về xử lý số dư tài sản hoặc tài chính đối với nguồn viện trợ, tài trợ mà doanh nghiệp xã hội đã nhận.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày nữa đến đêm giao thừa 2025? Tết Âm lịch 2025 được nghỉ ít nhất bao nhiêu ngày?
- Mẫu giấy đề nghị sáp nhập văn phòng thừa phát lại mới nhất năm 2024?
- Mức phụ cấp trách nhiệm công việc của huấn luyện viên trưởng đội tuyển thể dục, thể thao Quốc gia hiện nay?
- Xử lý kỷ luật đối với Đảng viên có con với người khác khi đang có gia đình như thế nào?
- Từ ngày 20/11/2024, điều kiện thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú là gì?