Tổ chức có hành vi vi phạm trách nhiệm sử dụng vật liệu nổ công nghiệp xử phạt như thế nào?
Theo Điều 49 Nghị định 71/2019/NĐ-CP (Có hiệu lực ngày 15/10/2019) quy định việc xử phạt tổ chức có hành vi vi phạm trách nhiệm sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, cụ thể như sau:
*Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
- Báo cáo định kỳ về tình hình sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ không đúng thời hạn quy định;
- Báo cáo về tình hình sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ không đúng thời hạn;
- Báo cáo sai lệch số liệu về tình hình sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ;
- Báo cáo sai lệch số liệu sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ;
- Không chấp hành việc kiểm tra hoặc cản trở việc kiểm tra về hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
*Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
- Báo cáo đột xuất về hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ không đúng thời hạn yêu cầu;
- Lưu trữ không đầy đủ hồ sơ, tài liệu hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
- Không báo cáo định kỳ về tình hình sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ;
- Không thực hiện báo cáo về tình hình sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ;
- Không báo cáo trong trường hợp đột xuất về hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ;
- Không lưu trữ hồ sơ, tài liệu hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ.
*Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
- Không thực hiện đầy đủ các nội dung về đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp;
- Không thực hiện đầy đủ các nội dung về kế hoạch ứng cứu khẩn cấp trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp;
- Không đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn định kỳ hàng năm hoặc khi có thay đổi liên quan đến các điều kiện an toàn trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp;
- Không rà soát, cập nhật kế hoạch ứng cứu khẩn cấp định kỳ hàng năm hoặc khi có thay đổi liên quan đến công tác ứng cứu khẩn cấp trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp.
*Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
- Không thực hiện đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp;
- Không xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp.
*Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc cải chính thông tin sai sự thật trong báo cáo hoạt động sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều này.
Trên đây là việc xử phạt tổ chức có hành vi vi phạm trách nhiệm sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ tịch nước có quyền gì trong lĩnh vực tư pháp?
- Tổ chức cá nhân khi cung cấp thông tin đến Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp để đăng tải có phải cung cấp số điện thoại?
- Luật Phòng chống ma túy năm 2021 được Quốc hội khóa 14 thông qua ngày tháng năm nào?
- 5 tháng 12 năm 2024 là ngày gì? 5 tháng 12 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm?
- Mẫu Bản tự kiểm điểm Đảng viên trong Quân đội dành cho cá nhân không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mới nhất 2024?