Quy trình giám định pháp y tâm thần trên hồ sơ (giám định vắng mặt)
Quy trình giám định pháp y tâm thần trên hồ sơ (giám định vắng mặt) được quy định tại Khoản IV Phần B Phục lục 1 Quy trình giám định pháp y tâm thần ban hành kèm theo Thông tư 23/2019/TT-BYT (có hiệu lực từ 01/11/2019), cụ thể như sau:
Hình thức này chỉ áp dụng trong trường hợp đối tượng giám định đã bị chết hoặc bị mất tích hoặc theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
1. Tiếp nhận hồ sơ trưng cầu hoặc yêu cầu giám định:
Theo quy định tại điểm 1 khoản I phần B Quy trình này.
2. Phân công người tham gia giám định:
Theo quy định tại điểm 4 khoản I phần B Quy trình này.
3. Nghiên cứu hồ sơ trưng cầu hoặc yêu cầu giám định:
Theo quy định tại điểm 5 khoản I phần B Quy trình này.
4. Giám định viên thư ký tổng hợp tất cả các tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định.
5. Họp giám định viên tham gia giám định:
Dựa trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ trưng cầu hoặc yêu cầu giám định, giám định viên tham gia giám định thảo luận, lập kết luận giám định và lập biên bản giám định.
6. Kết luận giám định:
Theo quy định tại điểm 11 khoản I phần B Quy trình này.
7. Lập hồ sơ giám định và lưu trữ hồ sơ giám định:
Theo quy định tại điểm 12 khoản I phần B Quy trình này.
8. Kết thúc giám định:
Theo quy định tại điểm 13 khoản I phần B Quy trình này.
Trên đây là nội dung quy định về vấn đề bạn thắc
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật
- Năm 2023, hồ sơ đề nghị hỗ trợ người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp gồm những gì?
- Nhà đầu tư có thể gửi hồ sơ đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo những phương thức nào từ 15/02/2023?
- Việc điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội áp dụng với đối tượng nào?
- Để bảo vệ môi trường trực thăng khai thác tại Việt Nam cần đảm bảo yêu cầu nào về tiếng ồn?
- Cơ cấu tổ chức của Văn phòng Bộ theo quy định mới năm 2023 gồm những đơn vị nào?