Xâm phạm chỗ ở người khác chịu trách nhiệm gì?
Theo thông tin bạn cung cấp thì người thương binh đó có thể chịu các trách nhiệm sau:
- Trách nhiệm hình sự: Tội đe dọa giết người; Tội xâm phạm chỗ ở của người khác; Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.
- Trách nhiệm dân sư: Bồi thường thiệt hại tài sản hư hỏng.
*Trách nhiệm hình sự:
Thứ nhất: Tội đe dọa giết người.
Căn cứ vào Điều 133 Bộ luật hình sự 2015 quy định tội đe dọa giết người, cụ thể như sau:
"1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác."
Trên đây là khung hình phạt đối với hành vi đe dọa giết người.
Thứ hai: Tội xâm phạm chỗ ở của người khác.
Theo Điều 158 Bộ luật hình sự 2015 và Khoản 31 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:
“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác;
b) Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ;
c) Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ;
d) Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Làm người bị xâm phạm chỗ ở tự sát;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.”
Trên đây là khung hình phạt đối với hành vi xâm phạm nơi ở trái phép đối với hành vi của người thương binh.
Thứ ba: Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.
Theo Khoản 36, Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 thì tùy thuộc vào giá trị tài sản mà người thương binh đã đập phá có giá trị như thế nào thì sẽ có khung hình phạt khác nhau. Với tội danh này khung hình phạt tối đa có thể đến 20 năm giam.
*Trách nhiệm dân sự.
Ngoài trách nhiệm hình sự nêu trên thì người thương binh còn chịu trách nhiệm dân sự với những thiệt hại mà gia đình bạn đã chịu.
Bồi thường các tài sản mà đã gây hư hỏng theo Điều 589 Bộ luật dân sự 2015.
Ban biên tập phản hồi đến bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Mẫu giấy khám sức khỏe lái xe mới nhất từ ngày 01/01/2025?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?