Nhiệm vụ của ngạch kiểm soát viên chính ngân hàng
Căn cứ Khoản 2 Điều 5 Thông tư 12/2019/TT-NHNN (Có hiệu lực từ 01/01/2020) quy định nhiệm vụ của ngạch kiểm soát viên chính ngân hàng, cụ thể bao gồm những nhiệm vụ sau:
- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng chương trình, kế hoạch, tổ chức thực hiện việc kiểm soát, kiểm toán các hoạt động nghiệp vụ được giao;
- Tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm soát, kiểm toán những lĩnh vực được phân công; kiến nghị, đề xuất các biện pháp khắc phục, xử lý những thiếu sót đối với các đơn vị được kiểm soát, kiểm toán và chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị và pháp luật về các kiến nghị, đề xuất của mình;
- Tổ chức, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách, chuyên môn nghiệp vụ về kiểm soát, kiểm toán Ngân hàng Nhà nước; đề xuất các biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác kiểm soát, kiểm toán Ngân hàng Nhà nước;
- Chỉ đạo hoạt động kiểm toán và kiểm toán viên; phân tích, đánh giá rút kinh nghiệm về công tác kiểm soát, kiểm toán; kiến nghị bổ sung, sửa đổi hoàn thiện các cơ chế, quy trình nghiệp vụ kiểm soát, kiểm toán Ngân hàng Nhà nước và cơ chế hoạt động ngân hàng;
- Tham gia xây dựng các quy trình nghiệp vụ kiểm soát, kiểm toán Ngân hàng Nhà nước; các cơ chế, quy chế về hoạt động ngân hàng;
- Tham gia xây dựng nội dung, biên soạn tài liệu, chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các Kiểm soát viên ngân hàng.
Trên đây là nội dung quy định về vấn đề bạn thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật Phòng chống ma túy năm 2021 được Quốc hội khóa 14 thông qua ngày tháng năm nào?
- 1 phân vàng bằng bao nhiêu gam? Giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng do ai cấp?
- Bài phát biểu cảm tưởng kết nạp hội Cựu chiến binh ngắn gọn, ấn tượng 2024?
- Mẫu thông báo lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025 dành cho doanh nghiệp mới nhất?
- Các phường thuộc diện sắp xếp sáp nhập của TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2023 - 2025?