Không có thỏa thuận về việc xử lý tài sản thế chấp thì tài sản thế chấp được xử lý như thế nào?
Theo quy định tại Điều 299 Bộ luật dân sự 2015 quy định các trường hợp xử lý tài sản thế chấp, cụ thể như sau:
- Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
- Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
- Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.
Như vậy, khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ trả nợ mà bạn không trả đủ số tiền đã vay ông Thành thì ông Thành có quyền sử lý tài sản thế chấp. Về phương thức xử lý tài sản thế chấp được quy định tại Điều 303 Bộ luật dân sự 2015, các phương thức như sau:
- Bán đấu giá tài sản;
- Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
- Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
- Phương thức khác.
Theo như thông tin bạn cung cấp bạn và ông Thành không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản thế chấp thì pháp luật yêu cầu trong trường hợp này bên có quyền (ông Thành) xử lý tài sản thế chấp bằng phương thức bán đấu giá (Khoản 2 Điều 303 Bộ luật dân sự 2015). Vậy việc ông Thành mang QSDĐ của bạn đã thế chấp đi bán đấu giá là đúng quy định của pháp luật.
Ban biên tập phản hồi đến bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?