Can thiệp trái pháp luật trong hoạt động dự trữ quốc gia xử lý thế nào?
Căn cứ Điều 47 Nghị định 63/2019/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/9/2019 quy định:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi can thiệp trái pháp luật trong hoạt động dự trữ quốc gia theo các mức phạt sau:
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp không gây thiệt hại.
- Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp gây thiệt hại về hàng dự trữ quốc gia có giá trị dưới 50.000.000 đồng.
- Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp gây thiệt hại về hàng dự trữ quốc gia có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
- Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi.
=> Như vậy, căn cứ vào quy định trên thì khi có hành vi can thiệp trái pháp luật trong hoạt động dự trữ quốc gia thì cơ quan, người có thẩm quyền sẽ căn cứ vào mức độ thiệt hại và hành vi mà đưa ra các mức phạt tiền cụ thể hoặc phạt cảnh cáo. Ngoài ra tang vật, phương tiện sử dụng để thực hiện hành vi này sẽ bị tịch thu.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng cục Thuế giới thiệu các điểm mới tại Thông tư 86/2024/TT-BTC về đăng ký thuế?
- Có được thu tiền dạy thêm đối với học sinh lớp cuối cấp ôn thi trong trường không?
- Ngày 19 tháng 2 năm 2025 là thứ mấy? Ngày 19 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
- 1 năm có bao nhiêu rằm lớn? Các ngày rằm lớn trong năm là ngày gì?
- Đối tượng sử dụng dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán theo Thông tư 83 là ai?