Đăng ký tác phẩm phái sinh có cần văn bản đồng ý của tác giả?
Theo Khoản 2 Điều 1 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì: Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn.
Đồng thời Khoản 5 Điều 1 Luật này khẳng định tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ dưới dạng tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
Một trong những hành vi xâm phạm quyền tác giả đó là hành vi làm tác phẩm phái sinh mà không xin phép tác giả. Như vậy thì đối với tác phẩm nhạc của người bạn kia được phổ từ bài thơ của bạn phải được sự cho phép của bạn.
Câu hỏi đặt ra là khi làm thủ tục đăng ký bảo hộ tác phẩm phái sinh có phải nộp kèm văn bản đồng ý của bạn trong hồ sơ không?
Theo quy định hiện hành, thủ tục đăng ký tác phẩm tái sinh được thực hiện theo thủ tục đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm tại Điều 50 Luật sở hữu trí tuệ 2005. Cụ thể như sau:
Bước 1: Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả. Hồ sơ cũng có thể gửi qua đường bưu điện.
Hồ sơ đăng ký bao gồm:
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.
- Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;
- Giấy uỷ quyền bằng tiếng Việt, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền;
- Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa bằng tiếng Việt;
- Văn bản đồng ý bằng tiếng Việt của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
- Văn bản đồng ý bằng tiếng Việt của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.
Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) cho người nộp hồ sơ. Trong trường hợp từ chối thì Cục Bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
- Lệ phí cấp Giấy chứng nhận: Tác phẩm âm nhạc là 100.000 đồng theo quy định tại Điều 4 Thông tư 211/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả.
=> Như vậy, căn cứ thủ tục trên thì đối với tác phẩm phái sinh, khi đăng ký quyền tác giả, người đăng ký tác phẩm phái sinh không phải nộp kèm văn bản đồng ý của tác giả tác phẩm gốc mà chỉ cần điền tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh trong tờ khai.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?