Sản xuất vàng mã có phải chịu thuế TTĐB, thuế GTGT không?
Căn cứ Khoản 1 Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 quy định về đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, bao gồm"
- Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm;
- Rượu;
- Bia;
- Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng;
- Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3;
- Tàu bay, du thuyền;
- Xăng các loại, nap-ta (naphtha), chế phẩm tái hợp (reformade component) và các chế phẩm khác để pha chế xăng;
- Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống;
- Bài lá;
- Vàng mã, hàng mã.
Như vậy, vàng mã là một trong những đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định nêu trên.
Ngoài ra, căn cứ Khoản 25 Điều 5 Luật Giá trị gia tăng 2008 sửa đổi năm 2013 quy định về đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng như sau:
Hàng hóa, dịch vụ của hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ một trăm triệu đồng trở xuống.
Theo quy định trên thì hộ, cá nhân sản xuất vàng mã phải chịu thuế TTĐB còn thuế GTGT sẽ phải chịu nếu doanh thu từ 100 triệu đồng/năm.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?