Hai cháu của 2 bà ngoại có được kết hôn với nhau không?
Việc cán bộ tư pháp của xã có giải thích trường hợp của hai bạn thuộc trường hợp cấm kết hôn do hai bạn có họ trong phạm vi ba đời là không đúng, vì:
Căn cứ Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
2. Cấm các hành vi sau đây:
…
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
Như vậy, theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình thì pháp luật Việt Nam cấm kết hôn “giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời”.
Về tình tiết “giữa những người có họ trong phạm vi ba đời” thì Khoản 18 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
- Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.
Trong trường hợp của hai bạn, bà ngoại của bạn và bà ngoại của người yêu bạn là hai chị em ruột. Như vậy, xét về phạm vi huyết thống, cha mẹ của bà ngoại bạn và bà ngoại người yêu bạn là đời thứ nhất; bà ngoại của bạn và bà ngoại của người yêu bạn là đời thứ hai; mẹ của bạn và mẹ của người yêu bạn là đời thứ ba; bạn và người yêu bạn là đời thứ tư.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
- Pháp luật cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời. Như đã phân tích, hai bạn là đời thứ tư, không thuộc trường hợp cấm kết hôn. Chính vì vậy, việc cán bộ tư pháp xã từ chối đăng ký kết hôn cho hai bạn với lý do hai bạn có họ trong phạm vi 3 đời là không đúng với quy định của pháp luật. Hai bạn hoàn toàn có thể yêu và kết hôn với nhau nếu thỏa mãn các điều kiện kết hôn khác quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân gia đình.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc.
Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật
- Nếu quyết định trưng cầu giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm xã hội không quy định thời hạn giám định thì thời hạn giám định tư pháp tối đa là bao lâu?
- Những trường hợp nào tiến hành xóa đăng ký biện pháp bảo đảm?
- Tổ chức thực hiện giám định tư pháp lĩnh vực bảo hiểm xã hội giao lại đối tượng giám định khi nào?
- Quy định về trình tự thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật như thế nào?
- Người giám định tư pháp theo vụ việc thuộc lĩnh vực bảo hiểm xã hội được tiến hành kết luận giám định với những nội dung nào?