Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động

Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động được qui định như thế nào?

Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng hai chế độ do Người sử dụng lao động chi trả theo Bộ Luật lao động; cơ quan BHXH chi trả theo Luật bảo hiểm xã hội cụ thể như sau:

     *  Trích Bộ Luật Lao Động năm 2012:

Điều 145. Quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

2. Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.

3. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:

a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.

4. Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này.

 *  CHẾ ĐỘ BHXH: ( TRÍCH Luật bảo hiễm xã hội năm 2006)

1.     TRỢ CẤP MỘT LẦN (ĐIỀU 42)

- Bị suy giảm 5% -30% khả năng lao động.

- 5%: 5 tháng lương tối thiểu

- Cứ thêm 1% thì thêm 0.5 tháng lương tối thiểu

* Trợ cấp thâm niên

- Ít hơn hoặc bằng một năm là 0.5 tháng tiền lương

- Trên 1 năm: cộng thêm 0.3 tháng tiền lương/mỗi năm.

- Thời gian bắt đầu hưởng: từ tháng điều trị xong ra viện, trường hợp tái phát thì tính từ lúc giám định.

2.     TRỢ CẤP HÀNG THÁNG (ĐIỀU 43)

* Suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên:

- Mức suy giảm 31%: 30% mức lương tối thiểu

- Trên 31%: cứ suy giảm thêm 1% thì thêm 2% lương tối thiểu.

* Trợ cấp theo năm đóng BHXH

- Không đủ một năm: 0.5 tháng lương

- Từ một năm trở lên: cộng thêm 0.3% tháng lương/ cho mỗi năm.

- Thời gian bắt đầu hưởng: Từ tháng điều trị xong ra viện, trường hợp tái phát thì tính từ khi giám định xong.

3. TRỢ CẤP PHỤC VỤ (ĐIỀU 46)

 Khi có tỷ lệ suy giảm từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống, mù 2 mắt, cụt, liệt 2 chi hoặc tâm thần thì ngoài mức hưởng quy định tại điều 43, hàng tháng còn được phụ cấp phục vụ bằng mức lương tối thiểu chung.

 Thời gian hưởng: Từ tháng điều trị xong ra viện, trường hợp tái phát từ khi giám định xong.

 4. TRỢ CẤP MỘT LẦN KHI CHẾT DO TNLĐ, BNN HOẶC TRONG THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ (Điều 47)

36 tháng tiền lương tối thiểu chung.

5.TRỢ CẤP MAI TÁNG (ĐIỀU 63)

 Cấp cho thân nhân người LĐ bị TNLĐ, BNN chết hoặc người LĐ đang hưởng lương hưu, hưởng  trợ cấp TNLĐ, BNN hàng tháng đã chết

  Mức: 10 tháng lương tối thiểu chung

  6.TRỢ CẤP TUẤT HÀNG THÁNG (ĐIỀU 64)

   Cấp cho thân nhân người chết do TNLĐ, BNN, người lao động đang hưởng lương hưu, người lao động đang hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN hàng tháng với mức 61%  trở lên mà bị chết, thân nhân bao gồm :

   Con chưa đủ 15 tuổi hoặc chưa đủ 18 tuổi nhưng còn đi học, con đủ 15 tuổi nhưng suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, vợ hoặc chồng, cha mẹ vợ hoặc chồng. Đối tượng được hưởng không quá 4 người. Mức hưởng bằng 50% mức lương tối thiểu chung.

  7.TRỢ CẤP TUẤT MỘT LẦN (ĐIỀU 66)

  Đối tượng: Người thân của người đang hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN hàng tháng, đã nghỉ việc nay chết

  Người thân của người bị chết do TNLĐ,BNN hoặc trợ cấp TNLĐ,BNN hàng tháng với mức từ 61% trở lên nhưng không có người được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.

  Mức: Mỗi năm được 1.5 tháng lương bình quân đóng BHXH, mức thấp nhất là 3 tháng lương bình quân đóng BHXH.

 

Tai nạn lao động
Hỏi đáp mới nhất về Tai nạn lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động có được quyền rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ nguy cơ có thể xảy ra TNLĐ?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp sử dụng lao động có nghĩa vụ phải thống kê tai nạn lao động không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thực hiện Chỉ thị 31 phấn đấu giảm tỉ lệ tai nạn lao động chết người ít nhất 4%/năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động chết do tai nạn lao động được trợ cấp bao nhiêu? Đối tượng nào được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản tường trình tai nạn lao động chuẩn nhất hiện nay và hướng dẫn cách viết?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cấp cứu khi có tai nạn lao động?
Hỏi đáp Pháp luật
Lao động phải về nước trước thời hạn do tai nạn lao động, có được hỗ trợ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai trả trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động? Người lao động tự hủy hoại sức khỏe của mình có được trả trợ cấp không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được miễn giảm học phí nếu cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tai nạn lao động
Thư Viện Pháp Luật
197 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tai nạn lao động
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào