Giựt cô hồn có vi phạm pháp luật không?
Tục cúng cô hồn có từ rất nhiều năm, đặc biệt phổ biến nhất là vào dịp rằm tháng 7 đến. Ở góc độ pháp lý thì hành vi giựt đồ cúng cô hồn không vi phạm pháp luật, tuy nhiên trong quá trình nếu giựt cô hồn mà cố ý gây thương tích cho người khác hoặc giết người thì người vi phạm phải chịu trách nhiệm về hành vi tương ứng.
Về hành vi cố ý gây thương tích:
Xử phạt hành chính: Theo quy định tại Điểm e Khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì hành vi xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác có thể sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Xử lý hình sự: Nếu có hành vi gây thương tích với tỷ lệ từ 11% trở lên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Bộ luật hình sự 2015, được sửa đổi bởi Khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.
Trong trường hợp thương tích dưới 11% nhưng dùng hung khí nguy hiểm hoặc các thủ đoạn khác cũng có thể bị xem xét, truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này.
Hành vi giết người có thể bị truy cứu về Tội giết người theo Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?