Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được 12 tháng có được hưởng chế độ thai sản không?
Căn cứ Khoản 3 Điều 3 và Điều 4 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, quy định:
...
3. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Điều 4. Các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
Theo đó khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì người tham gia chỉ đóng vào hai chế độ là hưu trí và tử tuất. Chỉ có bảo hiểm xã hội bắt buộc mới có các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất. Do đó, nếu bạn muốn được hưởng chế độ thai sản thì phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Vì vậy, bạn tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì sẽ không được giải quyết hưởng chế độ thai sản khi sinh con.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bảo hiểm xã hội tự nguyện có thể đặt câu hỏi tại đây.