Công ty chậm báo tăng lao động sau thai sản bị phạt bao nhiêu?
Khoản 6 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định:
Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.
Khoản 1 Điều 32 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 có quy định:
1. Đơn vị sử dụng lao động
1.2. Kê khai hồ sơ
a) Đăng ký, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT hằng tháng: theo quy định tại Điều 23.
Theo đó, trường hợp người lao động quay trở lại làm việc sau khi nghỉ thai sản thì đơn vị phải điều chỉnh tăng lao động.
Vì doanh nghiệp báo tăng lao động muộn cho nên trong thời gian báo tăng muộn đó NLĐ được coi là không tham gia bảo hiểm xã hội. Như vậy, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như đối với trường hợp không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP.
Doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền với mức từ 24% đến 30% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 150.000.000 đồng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tốc độ tối đa cho phép trên đường cao tốc từ ngày 01/01/2025 là bao nhiêu?
- Doanh nghiệp có phải chuẩn bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho nhân viên bán xăng?
- Giáng sinh 2024 ngày nào? Còn bao nhiêu ngày nữa đến Giáng sinh 2024? Người lao động nghỉ Giáng sinh 2024 bao nhiêu ngày?
- Khi được tham gia hội thảo với nội dung “Học sinh trung học phổ thông với Văn hóa giao thông”, sẽ chuẩn bị và tham gia những ý kiến nào với Hội thảo? Vì sao?
- Hướng dẫn đăng ký cư trú cho người chưa thành niên từ 10/1/2025?