Lừa đảo chiếm đoạt phí bảo hiểm có phải chịu trách nhiệm hình sự?

Cách đây 2 năm, qua một người quen, chị gái tôi đã đồng ý tham gia gói bảo hiểm 15 năm với số tiền phải nộp là gần 20 triệu đồng/năm. Hàng năm, chị tôi đều đóng phí bảo hiểm đầy đủ thông qua người này. Tuy vậy, vài tháng trước, chị tôi nhận được điện thoại của công ty bảo hiểm cho biết họ chưa nhận được khoản phí thường niên chị tôi phải đóng trong năm 2018. Gọi điện cho người quen, chị tôi được câu trả lời do khó khăn về tài chính nên họ đã lấy tạm khoản tiền chị tôi nộp để chi tiêu. Xin hỏi luật sư, hành vi này có dấu hiệu của tội lừa đảo không, chị tôi phải làm thế nào để lấy lại tiền?  

Về vấn đề này ban biên tập xin được trao đổi với bạn như sau:

Trước hết,để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chị gái mình, bạn cần hướng dẫn chị gái bạn ra cơ quan công an tại địa phương để trình báo sự việc. Nếu thấy có đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, cơ quan công an sẽ tiến hành điều tra, khởi tố vụ án, khởi tố bị can.

Căn cứ Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định:

- Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm;

+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

+ Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các Điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

+ Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

Trường hợp không đủ căn cứ xử lý hình sự, người có hành vi vi phạm có thể bị xử phạt hành chính theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP Theo đó:

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng - 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi: Trộm cắp tài sản; Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác; Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác; Sử dụng trái phép tài sản của người khác.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc.

Trân trọng!

Trách nhiệm hình sự
Hỏi đáp mới nhất về Trách nhiệm hình sự
Tổng hợp các tội phạm trong lĩnh vực thuế theo Bộ luật Hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Các yếu tố cấu thành tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm theo pháp luật hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Buôn bán pháo lậu bị phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Các yếu tố cấu thành tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy?
Hỏi đáp pháp luật
Có bị xử lý hình sự khi hành nghề mê tín dị đoan không?
Hỏi đáp Pháp luật
Các yếu tố cấu thành tội vi phạm quy định về quản lý chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần?
Hỏi đáp Pháp luật
Tội phạm sử dụng công nghệ cao là những hành vi vi phạm nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 nói về tội gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Làm giả thông tin chuyển khoản để ăn chặn tiền từ thiện bị truy cứu trách nhiệm hình sự bao nhiêu năm tù?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều 132 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Trách nhiệm hình sự
Thư Viện Pháp Luật
1,042 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Trách nhiệm hình sự

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Trách nhiệm hình sự

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào