Giáo viên nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè
Căn cứ quy định tại Điều 157, Bộ Luật Lao động được Quốc hội thông qua ngày 18/6/2012 cụ thể như sau:
1. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
2. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả thuận với người sử dụng lao động.
4. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động và được người sử dụng lao động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Căn cứ Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, theo quy định tại điểm a, khoản 3, Điều 5 thì thời gian nghỉ hè của giáo viên thay cho nghỉ phép hàng năm là 02 tháng, được hưởng nguyên lương và phụ cấp (nếu có).
Căn cứ vào kế hoạch năm học, quy mô đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường. Hiệu trưởng bố trí nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.
Tuy nhiên, do đặc thù của ngành giáo dục và đào tạo, thời gian một năm học thường bắt đầu từ tháng 8 và kết thúc vào cuối tháng 5 hàng năm. Do đó thời gian bố trí nghỉ hè (nghỉ phép năm) cho giáo viên từ 01/6 đến hết tháng 7 hàng năm là hợp lý nhất. Trường hợp của bạn, nếu thời gian nghỉ thai sản của bạn trùng vào thời gian nghỉ hè thì nhà trường không thể bố trí cho bạn nghỉ bù sẽ ảnh hưởng đến thời gian học tập của học sinh theo quy định.
Về chế độ chính sách: Ngoài chế độ chính sách nghỉ thai sản do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả như tiền lương, phụ cấp thâm niên nhà giáo, phụ cấp chức vụ (nếu có), trợ cấp thai sản theo quy định, nhà trường nơi bạn đang công tác chi trả cho bạn chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy (theo quy định tại Thông tư số 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập). Thời gian được hưởng bằng với thời gian bạn nghỉ thai sản theo quy định hiện nay là 6 tháng. Nếu bạn nghỉ thai sản vượt quá thời gian quy định thì không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi này. Căn cứ vào những quy định trên bạn có thể sắp xếp thời gian nghỉ thai sản cho phù hợp, đảm bảo sức khỏe và công việc.
Trân trọng./.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam phê duyệt đề án kết nối, xác thực và chuẩn hóa cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm?
- Pháp nhân vi phạm hành chính có được ủy quyền cho nhân viên của mình ký biên bản vi phạm hành chính không?
- Để hành nghề luật sư tại Việt Nam thì cần đáp ứng những tiêu chuẩn, điều kiện gì?
- Toàn bộ 12 Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính được UBTV Quốc hội thông qua 14/11/2024?
- Công vụ là gì? Hoạt động công vụ của cán bộ công chức là gì? Chủ thể thực thi công vụ là ai?