Cãi lời bố mẹ cố kết hôn có bị coi là vi phạm pháp luật?
Căn cứ Khoản 1 Điều 39 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
- Cá nhân có quyền kết hôn, ly hôn. Như vậy, trước hết có thể khẳng định việc kết hôn là quyền của mỗi cá nhân.
Căn cứ Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn cụ thể như sau:
- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; không bị mất năng lực hành vi dân sự; việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn như kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;... thì có quyền tự mình quyết định việc đăng kết hôn mà không phụ thuộc vào sự đồng ý hay không đồng ý của gia đình.
Mặt khác căn cứ Khoản 2 điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng quy định hành vi "cản trở kết hôn" là một trong những hành vi bị pháp luật cấm.
Khoản 10 điều 3 Luật Hôn nhân cũng quy định: "Cản trở kết hôn, ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này hoặc buộc người khác phải duy trì quan hệ hôn nhân trái với ý muốn của họ".
Theo những quy định trên, việc bạn kết hôn là quyền được pháp luật công nhận. Nếu bố mẹ bạn cản trở việc kết hôn hợp pháp của bạn là họ đã vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, bạn cần khéo léo vận động gia đình hai bên, để trọn tình, vẹn lý.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày Di sản văn hóa Việt Nam là ngày nào?
- Mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp từ ngày 25/12/2024?
- Ai là người có trách nhiệm công bố quyết định thanh tra? Thành phần tham dự buổi công bố quyết định thanh tra bao gồm những ai?
- Quy trình thẩm định sản phẩm quảng cáo được thực hiện như thế nào?
- Đại lý Internet là gì? Đại lý Internet phải niêm yết công khai nội quy sử dụng dịch vụ Internet ở đâu?