Biện pháp khắc phục đối với hành vi để hư hỏng tài sản kết cấu hạ tầng công trong thời gian chờ xử lý
Căn cứ Khoản 1 và Khoản 4 Điều 25 Nghị định 63/2019/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/9/2019 quy định:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Không thực hiện kê khai, lập phương án xử lý tài sản theo quy định của pháp luật.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải nộp lại số tiền tương ứng với giá trị tài sản bị thất thoát, hư hỏng.
- Việc xác định số tiền phải nộp lại tương ứng với giá trị tài sản bị thất thoát, hư hỏng như sau:
+ Đối với tài sản bị mất hoặc hư hỏng không thể khắc phục được, số tiền phải nộp lại được xác định tương ứng với giá mua mới tài sản cùng loại hoặc có tiêu chuẩn, công năng sử dụng tương đương trên thị trường tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm.
+ Giá trên thị trường có thể căn cứ báo giá của các nhà cung cấp trên thị trường đã được niêm yết, thông báo trên thị trường hoặc từ thông tin chính thống do các nhà cung cấp công bố được khai thác qua mạng Internet.
+ Đối với tài sản bị hư hỏng có thể khắc phục được, số tiền phải nộp lại là chi phí để sửa chữa tài sản đó.
=> Như vậy, khi có hành vi để hư hỏng tài sản kết cấu hạ tầng trong thời gian chờ xử lý thì bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, và phải nộp số tiền tương ứng với giá trị tài sản bị hư hỏng, cách thức xác định số tiền phải nộp theo quy định trên.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp các trường hợp được cộng điểm thi vào lớp 10 năm 2025?
- Mẫu đánh giá viên chức theo Nghị định 90 mới nhất năm 2025?
- 05 đối tượng được tuyển thẳng vào lớp 10 từ năm 2025?
- Chậm nộp báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động bị xử phạt bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trong hầm đường bộ 2025 bị phạt bao nhiêu tiền?