Biện pháp khắc phục hậu quả khi vi phạm về chiếm đoạt tài sản công
Căn cứ Khoản 3 Điều 12 nghị định 63/2019/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/9/2019 quy định biện pháp khắc phục đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định về chiếm đoạt tài sản công như sau:
- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra để trả lại tổ chức; trường hợp không khôi phục lại được tình trạng ban đầu của tài sản thì phải bồi thường bằng tiền hoặc tài sản có công năng và giá trị sử dụng tương đương với tài sản ban đầu.
- Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền tương ứng với tiền thuê tài sản trong thời gian chiếm đoạt. Việc xác định số tiền thuê tài sản để làm căn cứ xử phạt thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định này.
=> Như vậy, trường hợp trong thời gian chiếm đoạt ô tô mà có hư hỏng thì phải khôi phục, nếu không khôi phục được thì phải bồi thường hoặc thay thế bằng tài sản tương đương. Ngoài ra trong khoảng thời gian chiếm đoạt được xem là thuê tài sản, nên sẽ nộp vào ngân sách nhà nước khoản tiền tương ứng như thuê tài sản.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- 08 tính năng bắt buộc của ứng dụng Online Banking từ 1/1/2025?
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?