Xem chất lưỡi trong khám chữa bệnh y học cổ truyền có thể đoán được bệnh gì?
Tại quy trình số 2 của Quyết định 26/2008/QĐ-BYT về Quy trình kỹ thuật Y học cổ truyền do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, có quy định:
1.8.1. Chất lưỡi.
* Về mầu sắc:
- Nhạt màu: Do hàn chứng, hư chứng, dương khí suy hoặc khí huyết không đầy đủ.
- Đỏ: do nhiệt có bệnh ở lý, thực có nhiệt hoặc hư nhiệt (âm hư hoả vượng)
- Đỏ giáng: do nhiệt thịnh, tà khí đã vào đến phần dinh, huyết. ở các bệnh nhân mắc bệnh mạn tính do âm hư hoả vương hoặc tân dịch bị suy giảm nhiều.
- Lưỡi xanh, tím: có thể là do hàn, có thể do nhiệt. Nếu do nhiệt thì chất lưỡi xanh tím nhiều, lưỡi khô. Nếu do hàn chất lưỡi xanh tím, ướt nhụân. Nếu do ứ huyết chất lưỡi xanh tím có điểm ứ huyết.
* Về hình dáng lưỡi.
- Lưỡi phù nề: Bệnh thuộc thực chứng, nhiệt chứng, có vết hằn răng ở rìa lưỡi: do hư hàn hoặc đàm kết.
- Lưỡi sưng to, trắng nhợt: Tỳ thận dương hư; lưỡi sưng to, hồng đỏ: thấp nhiệt hay nhiệt độc mạnh.
- Lưỡi mỏng nhỏ, ướt: Do tâm tỳ hư, khí huyết hư, suy nhược cơ thể nếu lưỡi mỏng, nhỏ, đỏ giáng do âm hư nhiệt thịnh, tân dịch hao tổn.
- Đầu lưỡi phì đại: Tâm hoả thịnh; hai bên lưỡi phì đại: Can đỏm hoả thịnh; giữa lưỡi phì đại: do vị nhiệt.
* Động thái của lưỡi.
- Lưỡi yếu, màu nhợt: khí huyết hư.
- Lưỡi liệt, màu đỏ: âm hư kiệt.
- Lưỡi liệt, đỏ xẫm: Nhiệt thịnh làm âm hư tổn.
- Lưỡi cứng không cử động được: Nhiệt nhập tâm bào, trúng phong
- Lưỡi lệch: Trúng phong (tai biến mạch máu não)
- Lưỡi run: Do tâm tỳ, khí huyết hư
- Lưỡi rụt ngắn: bệnh trầm trọng, nếu lưỡi rụt ngắn, ướt là hàn ngưng trệ ở cân mạch, nếu lưỡi rụt ngắn, phù nề là do đàm thấp, nếu lưỡi rụt ngắn, đỏ, khô do nhiệt thịnh, thương âm.
- Lưỡi thè ra ngoài: Tâm tỳ có nhiệt hoặc bẩm sinh phát dục kém (bại não)
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Y học cổ truyền có thể đặt câu hỏi tại đây.
- UBND xã có thẩm quyền giao đất không?
- Nguyên tắc xác định nguyên giá của tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa là gì?
- Cá nhân không phải là công chứng viên có được đầu tư toàn bộ, góp vốn, nhận góp vốn, liên kết, hợp tác chia lợi nhuận trong hoạt động công chứng không?
- Việc đăng ký khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh được thực hiện như thế nào?
- Công chứng viên có được công chứng giao dịch có liên quan đến tài sản của người thân không?