Hình thức xử lý hành vi khác liên quan đến tham nhũng
Theo Điều 86 Nghị định 59/2019/NĐ-CP (có hiệu lực ngày 15/8/2019) quy định rõ về thẩm quyền, trình tự và thủ tục xử lý kỷ luật đối với hành vi khác vi phạm tham nhũng cụ thể như sau:
"1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.
2. Đối với người làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân thực hiện theo quy định về xử lý kỷ luật trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân.
3. Đối với người làm việc trong doanh nghiệp nhà nước được thực hiện theo quy định về xử lý kỷ luật trong doanh nghiệp nhà nước.
4. Đối với cán bộ, công chức, viên chức là đảng viên vi phạm thì ngoài việc bị Xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật còn phải bị xem xét, xử lý kỷ luật theo Điều lệ Đảng.
5. Đối với người làm việc trong tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức, doanh nghiệp ngoài nhà nước khác thì thực hiện theo điều lệ, quy định của tổ chức đó."
Như vậy, trên đây là quy định về thẩm quyền, trình tự thủ tục xử lý kỷ luật đối với hành vi khác vi phạm quy định về phòng, chống tham nhũng theo các chủ thể vi phạm.
Ban biên tập phản hồi đến bạn
Thư Viện Pháp Luật
- Các nguyên tắc khi sử dụng vũ khí quân dụng? Các trường hợp được nổ súng quân dụng không cần cảnh báo?
- Doanh nghiệp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải bảo đảm đủ điều kiện nào? Sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải tuân những vấn đề nào?
- Nhận người giúp việc gia đình vào làm việc có bắt buộc phải ký hợp đồng lao động không?
- Hòa giải viên lao động được hưởng những chế độ nào? Tiêu chuẩn hòa giải viên lao động hiện nay như thế nào?
- Khi nào người tham gia giao thông được vượt xe bên tay phải? Khi chuyển hướng xe người tham gia giao thông phải xử lý như thế nào?