Các hình thức xử phạt kỷ luật khi xảy ra tham nhũng
Theo quy định tại Điều 77 Nghị định 59/2019/NĐ-CP (có hiệu lực ngày 15/8/2019) tùy thuộc vào hành vi tham nhũng xảy ra ở cơ quan, tổ chức, đơn vị nào thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sẽ có những hình thức xử lý khác nhau, cụ thể nư sau:
"1. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị là cán bộ, công chức, viên chức và người quản lý doanh nghiệp nhà nước thì bị xử lý kỷ luật bằng một trong những hình thức sau:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Cách chức.
2. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật hiện hành và điều lệ của tổ chức đó.
3. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị là sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội nhân dân và công an nhân dân thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật hiện hành đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội nhân dân và công an nhân dân."
Như vậy, khi cơ quan bạn xảy ra vấn đề tham nhũng thì người đứng đầu cơ quan đó phải chịu trách nhiệm, và các hình thức xử lý kỷ luật được giải quyết như quy định trên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người dân sẽ được phép tổ chức đám tang, tổ chức đám cưới trên hè phố trong bao lâu?
- Black Friday 2024 có phải là ngày lễ lớn của Việt Nam không? Một năm có bao nhiêu ngày Black Friday 2024?
- Quân đội nhân dân Việt Nam có bao nhiêu binh chủng?
- Từ 01/01/2025, hình ảnh người lái xe phải được truyền về Cục Cảnh sát giao thông đúng không?
- Tỉnh Hải Dương có bao nhiêu thành phố, thị xã và huyện? Tỉnh Hải Dương giáp tỉnh nào?