Chồng chéo, trùng lặp trong cơ quan thanh tra về tham nhũng
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 63 Nghị định 59/2019/NĐ-CP (có hiệu lực ngày 15/8/2019) thì khi phát hiện việc thanh tra có sự chồng chéo, trùng lập về phạm vi, đối tượng, nội dung trong thanh tra về tham nhũng sẽ xử lý như sau:
"Khi phát hiện chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa Thanh tra các bộ, giữa Thanh tra bộ với Thanh tra tỉnh thì các Cơ quan thanh tra có trách nhiệm phối hợp, trao đổi, thống nhất hướng xử lý, cụ thể như sau:
a) Cuộc thanh tra chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa Thanh tra các bộ thì Thanh tra của bộ có chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực hoạt động chính của đối tượng thanh tra tiến hành thanh tra;
b) Cuộc thanh tra chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa Thanh tra bộ với Thanh tra tỉnh thì Thanh tra bộ tiến hành thanh tra."
Như vậy, khi phát hiện việc thanh tra có sự chồng chéo, trùng lập về phạm vi, đối tượng, nội dung trong thanh tra về tham nhũng thì cơ quan thanh tra phối hợp, trao đổi và thống nhất hướng xử lý như quy định trên.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật
- Mức giá trần vé máy bay nội địa hiện nay được quy định như thế nào? Bán vé máy bay vượt mức giá trần, hãng hàng không có bị xử phạt?
- Tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải nguy hại được tự xử lý chất thải nguy hại khi đáp ứng các yêu cầu nào? Cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại phải có giấy phép gì?
- Chuyển tiền một chiều từ nước ngoài vào Việt Nam được quy định thế nào? Sử dụng tài khoản đồng Việt Nam để nhận thanh toán từ công ty nước ngoài được không?
- Học sinh dưới 15 tuổi gây thiệt hại trong thời gian trường học quản lý thì ai có trách nhiệm bồi thường?
- Trường hợp nào giám định viên tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn bị đề nghị miễn nhiệm?