Bố chết sau Ông nội 16 năm thì di sản thừa kế chia như thế nào?
Theo quy định tại Điều 611 Bộ luật dân sự 2015 thì:
Điều 611. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế
"1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.
2. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản."
Như vậy, thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Ông bạn chết năm 2000 thì đây là thời điểm mở thừa kế đối với phần di sản của ông bạn để lại. Vào thời điểm ông bạn chết và không để lại di chúc thì tài sản được chia theo pháp luật.
Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 thì về người thừa kế theo pháp luật như sau:
"1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."
Và tại Điều 613 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
"Điều 613. Người thừa kế
Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế."
Tại thời điểm ông bạn mất năm 2000 thì bố bạn còn sống. Do đó bố bạn sẽ được hưởng phần di sản của ông bạn để lại theo hàng thừa kế thứ nhất. Theo quy định thì người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Do đó, bố bạn sẽ được hưởng 1/3 di sản của ông bạn để lại. 2/3 di sản còn lại sẽ chia đều cho 2 người chú ruột của bạn.
Năm 2016 bố bạn mất nhưng tài sản của ông bạn chưa được chia xong thì bạn và mẹ của bạn sẽ đại diện phần tài sản mà đáng ra bố bạn được nhận khi phân chia tài sản theo pháp luật. Do đó, trường hợp này bạn và mẹ bạn đều có quyền thay mặt bố bạn hưởng 1/3 tài sản của ông bạn để lại.
Lưu ý: Trong trường hợp này không xuất hiện thừa kế thế vị như bạn phân tích. Bởi lẽ bố bạn chết sau thời điểm ông của bạn mất. Khi ông bạn mất thì bố bạn đương nhiên được phân chia di sản của ông bạn để lại.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng thì thời gian này có tính để đánh giá xếp loại không?
- Từ 1/1/2025, tốc độ tối thiểu khi chạy xe trên đường cao tốc là 60 km/h?
- Trường hợp nào được áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất?
- Cử nhân luật có thể trở thành Cán bộ CSGT làm nhiệm vụ điều tra, xác minh giải quyết tai nạn giao thông không?
- Lương bao nhiêu phải đóng thuế thu nhập cá nhân năm 2025?