Giám định tư pháp đối với di vật, cổ vật được chuẩn bị như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 03/2019/TT-BVHTTDL có hiệu lực 01/9/2019 quy định việc chuẩn bị thực hiện giám định tư pháp đối với di vật, cổ vật được thực hiện như sau:
- Người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp tiến hành nghiên cứu hồ sơ trưng cầu, yêu cầu và các quy định cụ thể của pháp luật về di sản văn hóa để chuẩn bị thực hiện giám định tư pháp. Trường hợp cần làm rõ thêm về nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định, đối tượng giám định tư pháp thì đề nghị người trưng cầu, yêu cầu cung cấp thêm thông tin, tài liệu có liên quan.
- Trường hợp cần thiết, người giám định tư pháp tổ chức lấy kết quả xét nghiệm hoặc kết luận chuyên môn khác trước khi đưa ra đánh giá.
- Tổ chức giám định tư pháp quyết định thực hiện giám định tư pháp đối với di vật, cổ vật bằng hình thức giám định tập thể. Số lượng người giám định tư pháp phải từ 03 người trở lên.
- Quyết định thực hiện giám định tư pháp đối với di vật, cổ vật thực hiện theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
- Tổ chức giám định tư pháp căn cứ vào hồ sơ trưng cầu, yêu cầu giám định để lựa chọn giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc phù hợp, phân công người chịu trách nhiệm điều phối việc thực hiện giám định tư pháp.
=> Như vậy, với quy định trên thì số lượng người giám định tư pháp đối với di vật, cổ vật tối thiểu là 3 người.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nội dung ôn tập thi Trạng Nguyên Tiếng Việt Vòng Sơ khảo - Cấp Trường (Vòng 7) năm học 2024-2025? Quy định tổ chức vòng sơ khảo? Hướng dẫn chi tiết đăng ký, đăng nhập?
- Thời gian làm việc ngân hàng Agribank năm 2024 như thế nào?
- Mẫu thiệp chúc mừng năm mới 2025? Cơ quan nào có thẩm quyền cho phép các địa phương tổ chức bắn pháo hoa nổ dịp Tết Nguyên đán?
- Thời gian mở cửa Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 là khi nào?
- Bảng quy ước kí hiệu chữ số dành cho người khuyết tật do Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn?