Nghỉ việc 3 tháng nhưng công ty chưa trả sổ bảo hiểm có đúng luật không?
Khi hợp đồng lao động chấm dứt, người sử dụng lao động cũng như người lao động cùng có trách nhiệm hoàn tất và thanh toán các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên. Đồng thời người sử dụng lao động sẽ phải trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động.
- Thực tế có rất nhiều người sử dụng lao động lại gây khó dễ cho người lao động, chậm chễ trong việc trả giấy tờ, việc này ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của người lao động. Bởi lẽ, khi thất nghiệp người lao động sẽ được hưởng khoản trợ cấp thất nghiệp, để hưởng khoản này thì buộc người lao động phải nộp hồ sơ hưởng trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng, hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ có: Sổ bảo hiểm xã hội, quyết định thôi việc, nếu người sử dụng kéo dài thì người lao động sẽ không nhận được trợ cấp.
Căn cứ Khoản 2 Điều 47 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
...
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.
Mặt khác Căn cứ Điều 8 Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định:
1. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi:
Sửa đổi quá một lần thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động hoặc khi sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động làm thay đổi loại hợp đồng lao động đã giao kết; không thực hiện đúng quy định về thời hạn thanh toán các khoản về quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền bồi thường cho người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; không hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
...
Như vậy căn cứ quy định của pháp luật đối với trường hợp của bạn, vì đã hơn 03 tháng kể từ ngày bạn nghỉ việc nhưng công ty lại chưa thực hiện thủ tục trả sổ bảo hiểm cho bạn là vi phạm nghiêm trọng pháp luật về lao động, trong trường hợp này bạn cần khiếu nại đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính để được giải quyết.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề bạn thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?