Doanh nghiệp mới thành lập và hoạt động 2 năm có tham gia đấu thầu được không?
Căn cứ Điều 5 Luật đấu thầu 2013 quy định về tư cách hợp lệ của nhà thầu như sau:
1. Nhà thầu, nhà đầu tư là tổ chức có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Có đăng ký thành lập, hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu, nhà đầu tư đang hoạt động cấp;
- Hạch toán tài chính độc lập;
- Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật;
- Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
- Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 6 của Luật này;
- Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu;
- Có tên trong danh sách ngắn đối với trường hợp đã lựa chọn được danh sách ngắn;
- Phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước đối với nhà thầu nước ngoài khi tham dự thầu quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu.
2. Nhà thầu, nhà đầu tư là cá nhân có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật của nước mà cá nhân đó là công dân;
- Có chứng chỉ chuyên môn phù hợp theo quy định của pháp luật;
- Đăng ký hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật;
- Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu.
3. Nhà thầu, nhà đầu tư có tư cách hợp lệ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh; trường hợp liên danh phải có văn bản thỏa thuận giữa các thành viên, trong đó quy định rõ trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh và trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên trong liên danh.”
Trường hợp doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện về tư cách hợp lệ quy định tại Khoản 1, Điều 5 Luật Đấu thầu thì được phép tham dự quá trình lựa chọn nhà thầu các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu. Bên cạnh đó, một trong các điều kiện để nhà thầu được xem xét, đề nghị trúng thầu là có năng lực, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu. Theo đó, chủ đầu tư sẽ căn cứ vào tính chất, điều kiện cụ thể của từng gói thầu để quy định số năm yêu cầu trong hồ sơ mời thầu cho phù hợp và năng lực tài chính, số năm hoạt động, năm kinh nghiệm của nhà thầu.
Đồng thời Căn cứ Khoản 1 Điều 15 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định việc đánh giá hồ sơ dự thầu (trong đó có nội dung về doanh thu trung bình, tình hình tài chính lành mạnh…) căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu, căn cứ vào hồ sơ dự thầu đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu. Theo đó, việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải tuân thủ theo các quy định nêu trên và thuộc trách nhiệm của tổ chuyên gia, bên mời thầu. Trường hợp trong hồ sơ mời thầu mà chủ đầu tư, bên mời thầu yêu cầu nộp báo cáo tài chính trong 3 năm hoặc có báo cáo tài chính 3 năm trở lên thì nhà thầu mới cần đáp ứng điều kiện này chứ pháp luật đấu thầu không quy định.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe từ 01/01/2025 bao gồm những giấy tờ gì?
- Mẫu đơn xin nghỉ thai sản bù hè của giáo viên mới nhất?
- 10 Mẫu giấy mời họp mới nhất năm 2025?
- Hội đồng sáng kiến Tổng cục thuế bao gồm cơ quan nào? Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng sáng kiến Tổng cục Thuế là gì?
- Thế nào là quản lý bất động sản? Nguyên tắc, phạm vi kinh doanh dịch vụ quản lý bất động sản được quy định ra sao?