-
Đăng kiểm xe cơ giới
-
Kiểm định xe cơ giới
-
Cách thức thực hiện kiểm định xe cơ giới
-
Giấy chứng nhận kiểm định xe cơ giới
-
Tem kiểm định xe cơ giới
-
Địa điểm thực hiện kiểm định xe cơ giới
-
Giấy tờ khi lập hồ sơ kiểm định xe cơ giới
-
Thực hiện kiểm tra khi kiểm định xe cơ giới
-
Đánh giá khi kiểm định xe cơ giới
-
Cấp phát ấn chỉ kiểm định xe cơ giới
-
Lưu trữ hồ sơ dữ liệu kiểm định xe cơ giới
-
Đơn vị đăng kiểm xe cơ giới
-
Đăng kiểm viên xe cơ giới
-
Dịch vụ kiểm định xe cơ giới
-
Nhân viên nghiệp vụ kiểm định xe cơ giới
-
Đăng kiểm xe cơ giới lần đầu

Thực hành kiểm định xe cơ giới tại đơn vị đăng kiểm
Thực hành kiểm định xe cơ giới tại đơn vị đăng kiểm được quy định tại Điều 5 Thông tư 18/2019/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện Nghị định 139/2018/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, (có hiệu lực 05/07/2019), theo đó:
1. Sau khi hoàn thành tập huấn lý thuyết nghiệp vụ, trong thời gian không quá 10 ngày làm việc, đăng kiểm viên thực tập phải triển khai thực hành kiểm định xe cơ giới tại đơn vị đăng kiểm.
2. Trong thời gian thực tập, đăng kiểm viên thực tập phải thực hành các nội dung sau: kiểm tra 05 công đoạn trên dây chuyền kiểm định, sử dụng thiết bị kiểm tra và các chương trình, phần mềm quản lý kiểm định xe cơ giới.
3. Đăng kiểm viên thực tập phải lập báo cáo thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này. Báo cáo thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới là căn cứ để đơn vị đăng kiểm xe cơ giới xác nhận thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới.
4. Lãnh đạo đơn vị đăng kiểm phân công đăng kiểm viên hướng dẫn thực tập và chịu trách nhiệm về nội dung thực tập của đăng kiểm viên thực tập tại đơn vị đăng kiểm với số lượng xe thực tập: tối thiểu 400 xe/mỗi công đoạn của nhiều loại xe khác nhau (có thể thực tập nhiều công đoạn trên một xe), trong đó mỗi công đoạn thực tập tối thiểu 100 xe tải, 100 xe khách. Riêng việc lập hồ sơ phương tiện phải được thực hiện cho 400 xe.
5. Người hướng dẫn thực tập phải là đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao hoặc đăng kiểm viên xe cơ giới có kinh nghiệm tối thiểu 36 tháng. Đăng kiểm viên thực tập được kiểm tra và đánh giá xe cơ giới vào kiểm định dưới sự hướng dẫn, giám sát của người hướng dẫn thực tập; người hướng dẫn thực tập phải chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá tình trạng kỹ thuật xe cơ giới vào kiểm định.
6. Các công đoạn kiểm tra phương tiện trên dây chuyền kiểm định bao gồm:
a) Công đoạn 1: lập hồ sơ phương tiện và kiểm tra nhận dạng, tổng quát;
b) Công đoạn 2: kiểm tra phần trên của phương tiện;
c) Công đoạn 3: kiểm tra hiệu quả phanh và trượt ngang;
d) Công đoạn 4: kiểm tra môi trường;
đ) Công đoạn 5: kiểm tra phần dưới của phương tiện.
Trên đây là tư vấn về thực hành kiểm định xe cơ giới tại đơn vị đăng kiểm. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 18/2019/TT-BGTVT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chúc sức khỏe và thành công!

Thư Viện Pháp Luật
- Hồ sơ gia hạn sử dụng đất ngoài khu công nghệ cao, khu kinh tế bao gồm giấy tờ nào?
- Nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các quy định, điều kiện nào để góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế?
- Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp từ lớp 10 đến lớp 12 bắt buộc học những môn học nào?
- Bộ Giao thông Vận tải tăng cường tuyên truyền cải cách hành chính năm 2023?
- Giáo viên đang hưởng phụ cấp thâm niên nhưng tự xin nghỉ, sau đó tuyển dụng vào trường mới thì có tính tiếp thời gian hưởng phụ cấp thâm niên không?