Vi phạm quy định về sản xuất sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
Căn cứ Điều 15 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm về sản xuất, nhập khẩu, mua bán thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản như sau:
1. Không ghi, lưu giữ hồ sơ sản xuất theo quy trình sản xuất kiểm soát chất lượng sản phẩm, an toàn sinh học bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không ghi, lưu giữ hồ sơ sản xuất dưới 5 sản phẩm;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi không ghi, lưu giữ hồ sơ sản xuất từ 5 sản phẩm đến dưới 10 sản phẩm;
c) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không ghi, lưu giữ hồ sơ sản xuất từ 10 sản phẩm đến dưới 15 sản phẩm;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không ghi, lưu giữ hồ sơ sản xuất từ 15 sản phẩm trở lên.
2. Sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất dưới 3 sản phẩm;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất từ 3 sản phẩm đến dưới 5 sản phẩm;
c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất từ 5 sản phẩm đến dưới 10 sản phẩm;
d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất từ 10 sản phẩm trở lên.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản có thành phần không có tên trong Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tái chế nếu đáp ứng quy định của mục đích tái chế hoặc chuyển mục đích sử dụng nếu đáp ứng quy định của mục đích chuyển đổi, trường hợp không thể chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy sản phẩm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và sản phẩm được sản xuất trong nước quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Buộc tái xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản nhập khẩu, trường hợp không thể tái xuất thì buộc tiêu hủy sản phẩm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp Mẫu Bản cam kết tu dưỡng, rèn luyện phấn đấu 2024 dành cho Bí thư?
- Hướng dẫn cách cho điểm khám thị lực đi nghĩa vụ quân sự 2025?
- Có những loại dịch vụ công trực tuyến nào trong thực hiện TTHC trên môi trường điện tử nào?
- Hướng dẫn tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý mới nhất năm 2024?
- Tải về Mẫu báo cáo kiểm điểm chi ủy chi bộ trường Tiểu học mới nhất 2024?